Slide background
Giáo xứ Thị Nghè
HIỆP NHẤT - YÊU THƯƠNG - ĐỒNG TRÁCH NHIỆM
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
 SINH HOẠT MỤC VỤ GIÁO XỨ (THỜI GIAN GIẢN CÁCH XÃ HỘI) + Giờ lễ Chúa Nhật: có 14 Thánh...

 SINH HOẠT MỤC VỤ GIÁO XỨ
(THỜI GIAN GIẢN CÁCH XÃ HỘI)

+ Giờ lễ Chúa Nhật: có 14 Thánh lễ. (Tạm thời).
- Sáng: 5g00’; 6g00’; 7g00’; 8g00’; 9g00’; 10g00’, 11g00’.
- Chiều:14g00’;15g00’;16g00’;17g00’;18g00’’,19g00’, 20g00’.

+ Giờ lễ ngày trong tuần:  có 4 Thánh lễ. (Tạm thời).
- Sáng: 5g00’, 6g00’’
- Chiều: 15g00’; 18g00’.
  Giáo xứ sẽ hạn chế số người trong mỗi thánh lễ. Vì ích lợi chung, xin Quý ôbace chia thời gian đến với các thánh lễ, để không tập trung quá nhiều người trong cùng một thánh lễ. Xin cám ơn sự cộng tác của Quý vị.
+ Rửa tội trẻ em: Chúa Nhật đầu tháng lúc 9g15’.
+ Giải tội:
- Sáng thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy    : sau thánh lễ.
- Chiều thứ Bảy hằng tuần              : từ 14g30’.
- Thiếu nhi: sau thánh lễ:

  • Chiều các ngày thứ năm trong tuần.
  • Thiếu nhi các ngày Chúa Nhật: tuần 2 và tuần 3 trong tháng.

MỘT SỐ NGÀY LỄ TRONG THÁNG CẦN GHI NHỚ.

  1. Thánh Grêgôriô Cả,  Giáo Hoàng, tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ (03/09).
    Sinh tại Rôma khoảng năm 540, qua đời tại đây năm 604.

Thánh Grêgôriô xuất thân từ một gia đình quý tộc Rôma, sinh khoảng năm 540. Ngài bắt đầu sự nghiệp bằng cách làm công chức phục vụ thành phố và năm 572-578 ngài lên đến chức Praefectus Urbis, chức thẩm phán cao nhất tại Roma.
Sau khi người cha qua đời, Grêgôriô lãnh nhận gia tài trong đó có cả tu viện Andreas và tài sản ở Sicile gồm 5 tu viện khác. Ngài trở thành tu sĩ ở tu viện Andreas. Không bao lâu Giáo triều cử ngài làm sứ thần Toà Thánh tại Constantinople từ năm 579-585. Sau đó được gọi về Rôma giữ nhiều chức vụ quan trọng và vào năm 590 được bầu lên ngôi Giáo Hoàng.
Ngài được gọi là Grêgôriô Cả (le Grand) vì những công tác đại sự của mình:
– Canh tân phụng vụ;
– Canh tân luật giáo sĩ;|
– Phát triển luật dòng Biển Đức;
– Gởi Giám Mục Augustin và 40 tu sĩ sang truyền giáo ở Anh;
– Cố gắng bắt liên lạc với các man dân đã tiêu diệt đế quốc La mã, lo lắng cho họ vào đạo. Thành công trong việc truyền đạo cho người Lombard;
– Đối đầu với việc ly khai của anh em Đông Phương.
Ngài được tôn là tiến sĩ Hội Thánh vì ngài viết rất
nhiều. Chúng ta còn giữ được 854 lá thư của ngài gởi cho đủ hạng người. Trong những lập trường thần học và chính trị tôn giáo, ngài chịu ảnh hưởng của thánh Augustinô rất nhiều. Ngài đã có công trao tất cả gia sản tinh thần của các giáo phụ cho thời đại mới sau thời di dân, mà chúng ta gọi là thời Trung Cổ. Ngài qua đời ngày 12.3.604.

  1. Lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria (08/09).

Thánh lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria xuất phát từ Giáo Hội Đông Phương, có lẽ từ thánh lễ cung hiến thánh đường dâng kính thánh Anna tại Giêrusalem; địa điểm của ngôi thánh đường được cung hiến được các tín hữu tin tường rằng đó là nơi sinh Đức Mẹ. Theo truyền thuyết khác thì Đức Maria được sinh ra tại Galilê.
Vào cuối thế kỷ thứ VII bên Giáo hội Tây phương, Đức Giáo Hoàng Sergius (687-701) xác nhận có 4 thánh lễ được cử hành trong năm để kính Đức Trinh Nữ Maria trong phụng vụ Rôma:

  • Lễ Truyền Tin.
  • Lễ Hồn xác về trời.
  • Lễ sinh nhật.
  • Lễ “gặp gỡ” (tức lễ nến này 2.2).

Từ ngày sinh nhật này (đương nhiên không có một chứng cứ khoa học nào cả) người ta xác định ngày thụ thai là ngày 8.12. 
Sự kiện cụ thể là thánh lễ này được cử hành trong phụng vụ, cho chúng ta thấy rõ, các tín hữu lúc đó đã xác tín rằng Đức Maria khi được sinh ra đời đã không vướng tội chút nào.

  1. Suy tôn Thánh Giá, lễ kính (14/09).

Lễ suy tôn Thánh Giá hôm nay bắt nguồn từ Giêrusalem. Ngày 13.09.335 người ta long trọng cung hiến đại thánh đường ANASTASIS do hoàng đế Constantin ra lệnh cho xây trên mộ Chúa Giêsu. Ngày 13.09 cũng là ngày kỷ niệm việc tìm được Thánh Giá thật. Ngày 14.09, một ngày sau cuộc thánh hiến thánh đường, người ta đã trưng thánh giá thật trong thánh đường mới, để cho dân chúng lần đầu tiên đến tôn thờ, kính viếng.Sau này, người ta liên kết thánh lễ này với việc hoàng đế Heraclius chiếm lại được thánh giá thật vào năm 628, trong một trận chiến, người Ba Tư theo Hồi giáo đã chiến thắng và lấy đi cây thánh giá này. Heraclius phải chiến đấu cật lực để đem Thánh Giá trả về chỗ cũ.

  1. Đức Mẹ sầu bi, lễ nhớ (15/09).

Việc kính nhớ các sự đau khổ Đức Bà hôm nay liên kết chặt chẽ với ngày lễ suy tôn Thánh Giá ngày hôm qua. Đây cũng là điều dễ hiểu ; giống như Thánh Lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày xưa vào thứ sáu trước lễ Lá, hai cuộc đau khổ phải được nối kết với nhau cách chặt chẽ ; cũng như cuộc đau khổ của chúng ta cũng được nối kết với đau thương của Chúa Giêsu.
Thánh Lễ “Bảy sự thương khó Đức Bà” được hình thành vào thời Trung Cổ. Ở nước Đức, người ta đã mừng thánh lễ này tùy từng nơi vào thế kỷ 15, như địa phận Cologne và Erfurt… Năm 1667 dòng Serviten bắt đầu phổ biến Thánh Lễ này. Mãi đến năm 1814, Đức Thánh Cha Piô VII mới cho phép toàn thế giới mừng kính.

  1. Thánh Cornêliô (Cornelius), Giáo Hoàng và thánh Cyprianô (Cyprianus), Giám Mục, tử đạo, lễ nhớ (16/09) .

Mãi một năm sau ngày Đức Giáo Hoàng Fabian chịu tử đạo, người ta mới bầu được Linh Mục Cornelius làm Đấng kế vị vào năm 251.Lúc ấy có một vấn nạn gây tranh luận rất nhiều trong Hội Thánh: người ta phải xử sự thế nào với những người LAPSI (đã sa ngã, chối đạo). Đây là những người trong thời bách hại, vị sợ chết đã tế thần hoặc đút lót để có được một chứng chỉ giả mạo đã tế thần. Vấn đề Lapsi gần như gây đổ vỡ trong Hội Thánh. Trước mặt mọi người, họ là kẻ chối đạo thực hành, nhưng lương tâm họ thì không! Và nếu họ có chối đạo, nay họ ăn năn, có được phép đón nhận họ trở lại Hội Thánh hay không? Đức Corneliô nhất trí với Giám Mục Cyprianô và nhiều Giám Mục khác, đứng về phía lập trường hòa dịu, tức là tha thứ và đón nhận ; trong khi đối thủ của ngài là Linh Mục Novatian, tài giỏi hơn các Đức Giáo Hoàng, nhưng không mấy đạo đức, chủ trương lập trường cứng rắn, không tha thứ cho kẻ chối đạo. Trong cuộc bách hại tiếp theo, Cornêliô bị bắt và bị phát lưu đến Civita vecchia và qua đời tại đó ngày 14.09.253.

Thascius Cyprianus gia nhập đạo vào lúc 46 tuổi. Trước đó, ngài làm trạng sư và sống đời độc thân của một triết gia ngoại giáo. Khi trở lại đạo, ngài ban phát tất cả của cải cho người nghèo, chỉ suy nghĩ về Thiên Chúa và gặp được sự bình an. Hai năm sau, dân thành Carthago bầu chọn ngài làm Giám Mục vào năm 249. Đó là vị Giám Mục nổi tiếng nhất ở thời đại mình trong miền Bắc Phi.Vào tháng Giêng năm 250, chiếu chỉ bắt đạo của Decius (+251) được ban hành. Vâng lời các tín hữu, Cyprianô đã đi trốn ẩn. Nhưng tiếp đến là một cơn dịch hoàng hành ; người ngoại giáo đổ tội cho người có đạo (năm 253), rồi tiếp đấy cuộc bách hại đến cao điểm ở thời hoàng đế Valerian (257). Cyprianô là một trong những người bị bắt đầu tiên. Ong Tổng tài Patrenus xin ngài đi Curubus, nơi đó ngài viết bài “Động viên cho người tử đạo”. Galerius tiếp nối chức vụ của Patrenus, bắt ngài về và ra lệnh xử tử ngài vào tháng 09 năm 258. Thánh nhận đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm về thần học, tìm hiểu Thánh Kinh và các giáo phụ, đặc biệt là bản giải thích Kinh Lạy Cha. Trong vấn nạn: những kẻ lạc giáo ban phép Rửa Tội có thành sự hay không, thì ngài phủ nhận và chống đối Đức Giáo Hoàng Stêphanô I. May thay trước khi cuộc ly khai bùng nổ, ngài đã nhận triều thiên tử đạo.

  1. Thánh Mátthêu, Tông Đồ, Tác giả sách Tin Mừng, lễ kính (21/09).

Trong phần hai của Bài đọc (4,7.11-13) cho chúng ta thấy, hiệp nhất không phải là đồng nhất, ngược lại: chỉ khi có nhiều sự phục vụ khác nhau mới làm cho cuộc sống của một thân thể phong phú. Mỗi người trong cộng đoàn - trong phụng vụ và trong đời sống hằng ngày - có đặc sủng riêng của mình: có Tông Đồ, Phúc Âm gia, mục tử và giáo sự (Giám Mục và Phó Tế chưa được gọi đến). Cũng chỉ có một Chúa Kitô ban cho mọi người chức tước và phục vụ này. Người là Chúa, nhưng cũng là ĐẦU, gìn giữ và thống trị Thân Xác là Hội Thánh.

  1. Thánh Pio De Pietrelcina, Linh Mục dòng Capuchin, lễ nhớ (23/09).

Padre Pio de Pietrelcina, như thánh tông đồ Phaolô, đặt Thập giá của Chúa như đỉnh điểm cuộc sống và hoạt động tông đồ, như sức lực, sự khôn ngoan và vinh quang của mình… Kho tàng ân sủng mà Thiên Chúa ban cho ngài thật phong phú khôn lường, ngài đã phân phát tất cả qua sứ vụ của mình, phục vụ con người, dù là đàn ông hay đàn bà chạy đến với ngài, càng ngày càng đông, từ đó nảy sinh biết bao nhiêu con thiêng liêng.
Người môn đệ đáng kính của thánh Phanxicô Khó Nghèo, được sinh ra ngày 25 tháng 5 năm 1887 tại Pietrelcina, trong tổng giáo phận Bénévent, cha là Grazio Forgione và mẹ là bà Maria Giuseppa De Nunzio. Ngay ngày hôm sau, ngài được rửa tội và nhận tên là Francois. Lúc 12 tuổi, ngài nhận Bí tích Thêm Sức và rước lễ lần đầu.
Lúc 16 tuổi, ngày 6 tháng Giêng 1903, ngài bước vào tập viện Dòng Anh Em Hèn Mọn Capucin ở Morcone ; nơi đây vào ngày 22 cùng tháng, ngài nhận áo dòng Phanxicô và lấy tên là anh Piô. Sau năm nhà tập, ngài tuyên hứa đơn và ngày 27, tháng Giêng năm 1907, ngài khấn hứa trọng thể.
Sau khi thụ phong chức Linh Mục vào ngày 10.8.1910 tại Bénévent, vì lý do sức khỏe, ngài trở về gia đình cho đến năm 1916. Vào tháng 7 cùng năm, ngài được lệnh chuyển đến tu viện San Giovanni Rotondo và ở đấy cho đến khi qua đời.
Ngài vâng lời các lệnh của bề trên, dù phải gặp nhiều khó khăn. Sống cuộc đời khó nghèo và khiêm tốn, cho mình không đáng với các ân huệ Thiên Chúa ban. Ngài luôn lập lại: “Tôi chỉ muốn là một tu sĩ nghèo, chỉ biết luôn cầu nguyện.”
Một ân huệ siêu nhiên nổi tiếng nhất là ngài được Chúa ghi 5 dấu thánh trên thân xác từ năm 1918. Thêm một ân huệ khác là ngài có thể nhìn thấu tâm can nhiều người. Biết bao nhiều người tuôn đến toà giải tội của ngài để được an ủi và hướng dẫn. Ngài qua đời vào lúc 2 giờ 30 sáng ngày 23.09.1968. Ngày 16.06.2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chủ sự lễ tuyên thánh cho ngài.
Ngày 21 tháng 6 năm 2009, khi gợi lên Padre Pio, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nói: ngài đã kéo dài công trình của Đức Kitô, đó là rao giảng Tin Mừng, tha thứ tội lỗi và chăm sóc bệnh nhân cả hồn lẫn xác… Những cơn bão nặng nề hăm dọa ngài là những cuộc tấn công của ma quỉ, nhưng ngài đã chống đỡ với khiêng thuẩn của đức tin và thanh gươm của lý trí, đó chính là Lời Chúa. Luôn kết hợp với Chúa Giêsu, ngài sẵn sàng đón nhận sự sâu thẳm của bi kịch loài người với biết bao đau khổ, ngài biết tự bảo vệ để chăm sóc và nâng đỡ bệnh nhân, đó là dấu chỉ ưu tiên của lòng thương xót của Chúa… Hướng dẫn các tâm hồn, và làm giảm nhẹ các khổ đau, điều này có thể tóm lược tất cả sứ vụ của thánh Pio de Pietralcina.”
Khi thêm vào gia sản mà thánh nhận để lại cho các con tinh thần, đó chính là sự thánh thiện của ngài, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng, “sứ vụ ưu tiên của ngài, lo lắng trong sứ vụ Linh Mục và người cha tinh thần chính là làm cho mọi người đến với Thiên Chúa, cảm nghiệm được lòng nhân từ của Người và, được canh tân từ nội tâm, họ khám phá lại niềm vui và vẻ đẹp được làm kitô hữu. Sống kết hợp với Chúa Giêsu, thuộc về Hội Thánh và thực hiện Tin Mừng. Nhưng trước nhất là cầu nguyện… Ngày sống của ngài là chuỗi Mân Côi sống động, một sự chiêm niệm không ngừng, hòa hợp vào các mầu nhiệm của Đức Kitô, khi kết hợp mật thiết với Đức Trinh Nữ Maria… Tất cả được đúc kết lại trong Thánh Lễ…”.

  1. Các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gábriel, Raphael, lễ kính (29/09).

Thuật ngữ thánh kinh dùng để gọi các thiên thần đều có nghĩa là “sứ giả”; theo Thư Do Thái 1,14, các thiên thần là những thần linh phục vụ cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa sai họ đến với những người cần được cứu giúp.Cựu Ước cũng gọi họ là “Các Thánh” hay là “những người con của Thiên Chúa”. Nổi bật nhất giữa các thiên thần là các Đấng KÊRUBIM và SÊRAPHIM (số ít là Kêrub và Seraf). Vài Đấng được gọi tên là: 
Michael, có nghĩa: “Ai ví bằng Thiên Chúa”.
Gabriel, có nghĩa: “Sức Mạnh của Thiên Chúa” hay là “Anh hùng của Thiên Chúa”.
Rafael, có nghĩa: “Thiên Chúa cứu giúp”.

Thánh lễ hôm nay bắt nguồn từ lễ thánh hiến Đền thờ Michael trên đường Via Salaria ở Rôma. Ngày hôm nay cùng với Tổng lãnh thiên thần Michael, Hội Thánh cũng mừng chung hai tổng lãnh thiên thần Gabriel và Rafael, theo lịch xưa, các ngài được mừng vào những ngày 24.3 và 24.10.

  1. Thánh Giêrônimô, Linh Mục, tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ(30/09).

Sinh tại Stridon khoảng năm 345, qua đời tại Bethléhem ngày 30.9.420. Thánh Giêrônimô là giáo phụ nổi tiếng nhất của Giáo Hội Latinh, sinh năm 345 tại Stridon miền Dalmatien. Cha mẹ là người Công Giáo, đã gởi ngài sang Rôma vào năm 354 để học ngữ học, luận lý và triết học. Sau một thời gian tạm trú ở Trier nước Đức và Aquyleia nước Pháp, năm 373 ngài lên đường đi sang Phương Đông. Ngài buộc phải dừng lại ở Antiochia vì bệnh. Tại đây, ngài sống với các vị khổ tu độ 2 năm gần thành Aleppo.
Ngài bắt đầu học Hy Ngữ và Hêbrơ. Năm 379 ngài thụ phong Linh Mục ở Antiochia. Theo lời mời của Đức Giáo Hoàng, vào năm 380 ngài đi Rôma để dự Hội Đồng, khi đến Constantinople, ngài có làm quen với Grégoire thành Nazianz.
Tại Rôma, ngài được chọn làm Bí Thư cho Đức Giáo Hoàng Damasus và lãnh đạo cho một nhóm phụ nữ đạo đức, trong đó có các nữ thánh Marcella và Paula. Ngài phê bình mạnh mẽ hàng giáo sĩ sa đọa.
Năm 385 rời Rôma, ngài đến trú tại Béthléhem, quản trị một dòng nam và 3 dòng nữ; bắt đầu dịch quyển Thánh Kinh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh. Ngài viết nhiều bài giải thích Thánh Kinh và viết thư liên hệ với nhiều thần học gia thời đại.
Giêrônimô là một con người có đặc tính cương quyết, một sự khao khát học hỏi và một tình yêu gắn bó vào Đức Giêsu và Hội Thánh. Tác phẩm quan trọng nhất của ngài là bản dịch Thánh Kinh bằng La Ngữ thường được gọi là bản VULGATA. Các chú giải của ngài không giá trị mấy về mặt thần học, nhưng các lá thư và các bài tranh luận của ngài là những tài liệu cho thấy lịch sử thời đại của ngài.
Ngài qua đời ngày 30.9.420 tại Béthléhem

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG THÁNG 08/2020.
CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI

ÔNG GIOAN BAOTIXITA ĐẶNG ANH BÌNH
Sinh năm 1975 – Qua đời 14/08/2020
Giáo khu Đức Mẹ Fatima.

BÀ MARIA NGUYỄN THỊ BẠCH VÂN
Sinh năm 1934 – Qua đời 16/08/2020
Giáo xứ Hàng Xanh.

CHÚC MỪNG CÁC ĐÔI HÔN PHỐI

Anh: GIOAN BAOTIXITA LƯU PHẠM ĐĂNG KHOA
Chị: ANNA NGUYỄN THỊ THU THỦY
Ngày thành hôn: 04/07/2020.

Anh: ĐINH ĐỨC GIANG
Chị: MARIA ĐOÀN THỊ YẾN VY
Ngày thành hôn: 12/07/2020.

Anh: BÙI QUANG DŨNG
Chị: MARIA VÕ THỊ VUI
Ngày thành hôn: 18/07/2020.

Anh: PHAOLÔ NGUYỄN NGỌC TRÁC
Chị: MÔNICA HUỲNH LÊ KIỀU MI
Ngày thành hôn: 19/07/2020.

CHÚC MỪNG CÁC EM ĐÃ ĐƯỢC RỬA TỘI

ĐAMINH MẠC HUY LONG
SINH NGÀY: 05/12/1986
CHA: MẠC XUÂN LỘC
MẸ: VŨ THỊ HẰNG
ĐỠ ĐẦU: GIUSE ĐỖ NGỌC MINH

GIUSE MATTHÊU ĐOÀN DUY ANH
SINH NGÀY: 13/05/2020
CHA: GIUSE MATTHÊU ĐOÀN VĨNH DUY
MẸ: LÊ THỊ THẢO VÂN
ĐỠ ĐẦU: GIUSE VƯƠNG NHẬT QUANG

GIUSE HOÀNG ĐĂNG KHÔI
SINH NGÀY: 10/07/2020
CHA: GIUSE HOÀNG VĂN LỰU
MẸ: MARIA NGUYỄN THỊ LA
ĐỠ ĐẦU: PHÊRÔ NGUYỄN VĂN THUẬN

GIUSE HOÀNG TRỊNH MINH TRÍ
SINH NGÀY: 18/06/2020
CHA: GIUSE HOÀNG VĂN MẪN
MẸ: TÊRÊSA TRỊNH THỊ THANH MAI
ĐỠ ĐẦU: GIUSE TRẦN VĂN QUANG

MARIA NGUYỄN TRẦN BẢO HÂN
SINH NGÀY: 21/05/2020
CHA: GIUSE NGUYỄN VĂN HUY
MẸ: MARIA TRẦN THỊ NGỰ
ĐỠ ĐẦU: ANNA NGUYỄN THỊ THU

PHÊRÔ NGUYỄN PHÚC HƯNG
SINH NGÀY: 28/06/2020
CHA: PHÊRÔ NGUYỄN PHƯỚC ĐOÀN
MẸ: MARIA NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HIỀN
ĐỠ ĐẦU: ANTÔN TRẦN GIANG TÚ LÂM

GIUSE NGUYỄN TRỊNH HUY BÁCH
SINH NGÀY: 11/05/2020
CHA: ALPHONGSO NGUYỄN CHÍ TRỊNH PHONG
MẸ: NGUYỄN LINH PHỤNG
ĐỠ ĐẦU: GIUSE NGUYỄN CHÍ TRỊNH HOÀI

GIOAN NGUYỄN VŨ NAM NHẬT
SINH NGÀY: 10/07/2020
CHA: PHÊRÔ NGUYỄN VĂN CƯỜNG
MẸ: TÊRÊSA VŨ THỊ TUYẾT
ĐỠ ĐẦU: PHAOLÔ NGUYỄN VĂN HUẤN

MARTIN NGUYỄN THÀNH HƯNG
SINH NGÀY: 0510/06/2020
CHA: MARTIN NGUYỄN THÀNH ĐẠT
MẸ: MARIA THÂN THỊ TÔ LINH
ĐỠ ĐẦU: ĐAMINH ĐINH DUY PHƯƠNG

PHÊRÔ TRẦN MINH KHÔI
SINH NGÀY: 13/06/2020
CHA: ANTÔN TRẦN NGUYÊN PHÚ HÒA
MẸ: MARIA TRẦN THỊ THANH THÚY
ĐỠ ĐẦU: PHÊRÔ VŨ HOÀNG ĐIỆP

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SINH HOẠT THÁNG 08/2020.


BỔN MẠNG GIÁO KHU LAVANG

BỔN MẠNG HỘI CON ĐỨC MẸ

BỔN MẠNG CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO

 

  

Ý KIẾN BẠN ĐỌC