Slide background
Giáo xứ Thị Nghè
HIỆP NHẤT - YÊU THƯƠNG - ĐỒNG TRÁCH NHIỆM
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
  MỘT SỐ NGÀY LỄ TRONG THÁNG CẦN GHI NHỚ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Lễ trọng(01/01). Tháng 10 năm 1537...

 

MỘT SỐ NGÀY LỄ TRONG THÁNG CẦN GHI NHỚ

  1. Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Lễ trọng(01/01).

Tháng 10 năm 1537 tại Vicenza, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Ý, thánh I-nhã và các anh em đầu tiên hội họp với nhau, và sau khi trao đổi, cả nhóm đã quyết định tự xưng là “Đoàn Giêsu” và mỗi người tự nhận là “bạn đường của Chúa Giêsu”, vì “chỉ một mình Chúa Giêsu là trưởng và là đầu” của nhóm. Tước hiệu này được Hội Thánh chính thức nhìn nhận trong Pháp lệnh của Đức Thánh Cha Phaolô III khai sinh Dòng Tên ngày 27 tháng 9 năm 1540.
Lễ kính Thánh Danh Giêsu được thiết lập năm 1721 nay không còn trong lịch phụng vụ chung nữa, vì việc đặt tên Chúa Giêsu đã được nhắc đến trong Tin Mừng lễ ngày 1 tháng 1 rồi. Trong ngày này, chúng ta cử hành trọng thể lễ Đức Maria là MẸ THIÊN CHÚA, trong đó “việc đặt tên Chúa Giêsu được nhớ đến cách đặc biệt” (Cal Rom 1969; P. 16, n. 35f). Vì thế, đây là ngày thích hợp để chúng ta cử hành, lễ tước hiệu dòng mà I-nhã cũng như các anh em đầu tiên ngay từ lúc khởi sự đã ước ao “được gọi bằng tên của Chúa Giêsu” với hy vọng tước hiệu ấy được dùng như một khẩu hiệu diễn tả mục đích, tinh thần, cũng như hình thức của lối sống mà chúng ta được kêu gọi để theo.

  1. Thánh Basiliô Cả và thánh Grêgôriô Nazianzênô, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ (02/01).

Thánh Basilius (330-379), thánh Gregor thánh Nyssa (là em ruột của thánh Basilius) cùng với thánh Gregor thành Nazianz (329-389) được các giáo phụ gọi là “ba nhà thần học thành Kapadokia”, vì cả ba được sinh ra tại đây.
Hai vị thánh này là những văn nhân nổi tiếng giữa các giáo phụ Hy Lạp. Họ còn để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm giải thích Kinh Thánh và Tu đức; Hội Thánh còn giữ được trên 400 bài thơ của thánh Grêgôriô và nhiều luật dòng của thánh Basiliô, vì thế người ta xem ngài như Đấng khai sáng đời sống đan viện bên phương Đông. Họ đã sống chung những năm đẹp đẻ nhất khi học chung trường ở Athen và sau này trong đan viện Anêsi do thánh Basiliô thành lập trên bờ sông Iris.
Người đương thời gọi thánh Basiliô là “vĩ đại”. Xuất thân từ một gia đình Công Giáo vị vọng, học rất nhiều trường nổi tiếng. Khi lớn lên, ngài mới nhận bí tích Thánh Tẩy, và như ngài nói: “Như là tỉnh một giấc ngủ dài, bừng mắt dậy để chiêm ngắm ánh sáng kỳ diệu của chân lý Phúc Âm”.
Ngài bước vào đời sống khổ tu, viết hai bộ luật dòng. Năm 364 ngài nhậm chức Linh Mục; Năm 370 ngài làm Tổng Giám Mục ở Xê-da-ri-a miền Cappađôxia. Các tác phẩm của ngài được viết ra để bảo vệ thiên tính của Chúa Giêsu và của Chúa Thánh Thần. Vì sống quá khổ hạnh và có quá nhiều công tác, ngài kiệt sức dần, qua đời ngày 1.1.379, thọ 49 tuổi.
Thánh Grêgoriô là con của vị Giám Mục ở Nadien miền Tiểu Á, là bạn đồng song với Thánh Basiliô, trở thành tu sĩ và Linh Mục năm 362. Trong một thời gian ngắn, ngài làm Tổng Giám Mục thành Constantinople. Đối với ngài, không gì sung sướng cho bằng bỏ tất cả danh vọng để trở về đời sống chiêm niệm. Ngài là con người khoắt khoải đi tìm Chúa, hăng say bảo vệ thiên tính của Chúa Kitô, chống lại tất cả mọi lạc thuyết, vì thế người đương thời gọi ngài là “nhà thần học”. Vào năm 383, ngài bỏ ngai Giám Mục, trở về quê nhà ở Arian, nơi ngài đã được sinh ra và chết tại đây vào ngày 25.01.390.

  1. Thánh Anê (Agnès), trinh nữ, tử đạo lễ nhớ (21/01).

Anê (Agnès - có nghĩa: người thanh sạch), trinh nữ, tử đạo, được Giáo Hội Rôma kính nhớ từ thế kỷ thứ 4. Hoàng đế Constantin ra lệnh xây cất một đại thánh đường trên ngôi mộ của thánh nữ để kính nhớ (Sant'-Agnese fuori le mura). Thánh Ambrosio và Đức Giáo Hoàng Đamasô đã mừng kính vị thánh nữ này.
Về đời sống và cuộc tử đạo của thánh nữ, chúng ta biết rất ít và rất mơ hồ. Vào tuổi 12, 13 ngài đã hiến dâng mạng sống mình cho Chúa Kitô. Chúng ta cũng không rõ lắm là ngài bị chặt đầu hay bị thiêu sống; cũng không rõ cuộc tử đạo xảy ra thời hoàng đế Valêrian (khoảng năm 258) hay thời hoàng đế Điôklêtian (khoảng 304).

  1. Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại, lễ kính (25/01).

Trong khi thánh Phêrô được xác định là “đá tảng cho Hội Thánh” (Mt 16,18), thì Phaolô được gọi là “thầy dạy các dân ngoại về đức tin và chân lý” (1 Tm 2,7). Đối với Phaolô, đây là cả một mầu nhiệm. Trước đấy, ngài đã khinh khi những người Kitô hữu, khi họ tôn kính một Đấng Messia bị xử tử như một tội đồ.
Sự kiện ở cổng thành Đamás đã biến đổi tất cả. Thiên Chúa mà ngài tôn thờ trong cương vị là một người Pharisêu đạo đức, đã biến đổi ngài thành kẻ rao giảng cho Tin Mừng của Đức Giêsu chịu đóng đinh (Gl 1,11-16).
Lễ thánh Phaolô trở lại đã được tìm thấy trong phụng vụ Gallien, từ thế kỷ thứ 8.

  1. Thánh Timôthê và thánh Titô, Giám Mục, lễ nhớ (26/01).

Timôthê và Titô là hai môn đệ nổi tiếng của Thánh Phaolô, chính vì thế được mừng kính chung trong dịp lễ thánh Phaolô trở lại.
Timôthê sinh tại Lystra, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ; cha là một người ngoại giáo, mẹ theo Do Thái giáo. Thánh Phaolô, trong chuyến truyền giáo lần thứ nhất, đã rửa tội cho Timôthê; từ đó Timôthê luôn theo Phaolô và trở thành cộng tác viên đắc lực cho thánh nhân. Cả khi Phaolô bị tù đày, Timôthê vẫn ở với ngài. Theo truyền thuyết, Timôthê là Giám Mục tiên khởi của giáo đoàn Êphêsô. Hai thơ Phaolô được đề tựa gởi cho ngài.
Titô là con của một gia đình hoàn toàn ngoại giáo. Trong Công Vụ Tông Đồ, Titô không bao giờ được nhắc đến; nhưng trong các lá thơ, thánh Phaolô đều gọi Titô là cộng tác viên. Phaolô đã rửa tội cho Titô, đem theo lên Giêrusalem để dự Công Đồng các Tông Đồ. Phaolô đã trao cho Titô nhiều trách vụ quan trọng. Theo truyền thuyết, thánh Phaolô đã đặt Titô làm Giám Mục cho giáo đoàn Crêta.

  1. Thánh Tôma Aquynô, Linh Mục, tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ (28/01).

Sinh gần Aquynô (Naple) khoảng năm 1225. Qua đời ở Phốt-xa-nô-va (La-xi-um) ngày 7.3.1274.
Thánh Tôma sinh năm 1225 trong địa phận Aquynô thuộc Nêapôli trên đất Ý. Lên 5 đã đi học trong đan viện Núi Cassinô; sau đó tiếp tục học ở Nêapôli và trở thành tu sĩ dòng Anh Em Thuyết Giáo.
Ngài du học ở Côlôgne bên nước Đức từ năm 1248 đến 1252. Ngài là học trò của thánh Albertô Cả; sau đó làm giáo sư tại Paris nước Pháp. Năm 1260 ngài được dòng gọi về Ý. Từ năm 1269-1272, ngài trở lại hoạt động ở Paris.
Thánh Tôma Aquynô nổi tiếng về đời sống trong trắng, triệt để trung thành với kỷ luật tu trì. Người đã thể hiện sứ vụ riêng của Dòng, tức là phục vụ Lời Chúa, trong tinh thần khó nghèo tự nguyện, qua việc bền bỉ nghiên cứu thần học: chuyên cần khám phá chân lý, say sưa chiêm niệm và thông truyền cho tha nhân.
Ngài qua đời tại Phốtxanôva vào ngày 7.3.1274 trên đường đi dự Công Đồng Lyon II (Pháp).
– Ngày 18.7.1323 Đức Giáo Hoàng Gioan XXII tôn ngài lên bật hiển thánh;
– Ngày 28.1.1369 là ngày dời di hài của ngài vào đại thánh đường Toulouse (Pháp);
– Ngày 11.5.1567 Đức Giáo Hoàng Piô V tuyên phong ngài là vị tiến sĩ thứ năm của Giáo Hội La-tinh;
– Ngày 4.8.1880 Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII đã đặt người là thánh quan thầy của các đại học và học đường Công Giáo.
Thánh Tôma Aquynô là người đại diện nổi tiếng nhất của Triết học và thần học KINH VIỆN. Ngài thực hiện lý tưởng cùa Dòng Anh Em Thuyết Giáo: CONTEMPLATA ALIIS TRADERE; chuyển đạt cho kẻ khác tất cả những gì chúng ta học hỏi được trong suy niệm và tìm hiểu.
Các tác phẩm chính của ngài là: SUMMA THEOLOGICA và SUMMA CONTRA GENTILES.
Ngài cũng là thi nhân: ngài đã soạn kinh phụng vụ lễ Mình Thánh Chúa.

  1. Thánh Gioan Bosco, Linh Mục, lễ nhớ (31/01).

Sinh tại Castelnuovo d'Asti (miền Piémont) năm 1815.
Qua đời tại Turinô (Piémont) ngày 31.1.1888. Gioan Bosco chào đời ngày 16.8.1815 trong thôn nhỏ Becchi thuộc huyện Asti cách thành phố Tourinô khoảng 20 Km, trong một gia đình nông dân nghèo khổ. Cha qua đời sớm, để lại 3 người con cho vợ. Bà Margarita đảm đang tất cả để nuôi con. Tại xóm Becchi không có lớp học, Bosco phải tới xin cha xứ làng bên cạnh giúp cho biết đọc biết viết. Vào những ngày đông rét buốt, mỗi khi đi học là cả một sự hy sinh lớn. Tháng 3 năm 1826 Bosco rước lễ lần đầu. Lúc 9 tuổi cậu có giấc mơ kỳ lạ: cậu thấy mình ở giữa các trẻ thô tục, chửi thế; cậu xông vào đánh chúng, nhưng một Người Áo Trắng can và một Bà lạ mặt truyền cho cậu biến đàn thú dữ thành chiên ngoan, Bà nói: đó là điều sau này con sẽ lo cho lũ trẻ của Ta.
Cậu gặp cha xứ Murialdo, tên là Calosso lo cho cậu ăn học, nhưng không bao lâu cha lại qua đời. Bosco bước vào chủng viện Chieri. Với cả một sự khó khăn, ngài bước lên chức Linh Mục ngày 5.6.1841. Ngài khẳng định: “Tôi sẽ hiến cuộc đời cho giới trẻ” và dành trọn tình yêu cho giới thợ thuyền ở Turinô. Ngài thành lập “Cộng đoàn đạo đức của Thánh Francois de Sales (từ đó xuất phát từ Salésien) vào năm 1859, ngài chính thức cho một số thầy tuyên khấn giữ 3 lời khuyên Phúc Âm. Vào năm 1863, con số Salêdiêng mới chỉ có 39. Hiện nay lên đến 18 ngàn và làm việc trên 102 quốc gia. Tại Việt Nam, các tu sĩ Salêdiêng bắt đầu hoạt động từ năm 1952.
Don Bosco nhờ cô Maria Mazzarello lập dòng “Con Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu” lo cho các thanh thiếu nữ. Cô Maria được tuyên thánh ngày 2.11.1951 và lễ kính ngày 13.5.
Bosco đã tác động mạnh vào việc canh tân giáo dục ở Ý, Pháp, Bỉ. Ngoài việc phát triển dòng ở Âu Châu, Don Bosco nghĩ tới việc sai con cái mình sang Mỹ Châu. Ngài cũng nghĩ đến Việt Nam vào năm 1884, nhưng điều kiện không cho phép. Ngày 11.11.1875, phái đoàn truyền giáo đầu tiên tới Patagonia do cha Cagliero dẫn đầu. Năm 1882, dù tuổi già sức yếu Bosco vẫn được Đức Thánh Cha Lêô XIII tín nhiệm trao cho công tác xây cất đền thờ Thánh Tâm Chúa ở Rôma; nhận thư, ngài cúi đầu vâng theo.
Nghệ thuật giáo dục của ngài căn cứ vào hồng ân Thiên Chúa và sức cảm nghiệm, liên kết với nhận thức về nhu cầu thời đại và tình yêu đối với giới trẻ, xuất phát từ niềm tin sâu xa của ngài.
Ngài qua đời ngày 31.1.1888 tại Turinô và được tuyên thánh năm 1937.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC