- 06/08/2020
- 1240 lượt xem
- Thông báo
LỊCH SINH HOẠT MỤC VỤ THÁNG 08/2020 Thông báo Để thực hiện việc giản cách xã hội, tránh tập trung...
LỊCH SINH HOẠT MỤC VỤ THÁNG 08/2020
Thông báo
Để thực hiện việc giản cách xã hội, tránh tập trung quá đông người.
Giáo xứ sẽ cử hành:
I. Ngày thường (8 thánh lễ).
1. Buổi sáng lúc: 5h00 sáng - 6h00 sáng - 7h00 sáng - 8h00 sáng.
2. Buổi chiều lúc: 15h00 chiều - 16h00 chiều - 17h00 tối - 18h00 tối.
II. Ngày chúa nhật (14 thánh lễ).
1. Buổi sáng lúc: 5h00 – 6h00 – 7h00 – 8h00 – 9h00 – 10h00 – 11h00.
2. Buổi chiều lúc: 14h00 – 15h00 – 16h00 – 17h00 – 18h00 – 19h00 – 20h00.
Giáo xứ sẽ hạn chế số người trong mỗi thánh lễ. Vì ích lợi chung, xin Quý ôbace chia thời gian đến với các thánh lễ, để không tập trung quá nhiều người trong cùng một thánh lễ. Xin cám ơn sự cộng tác của Quý vị.
Văn phòng giáo xứ
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
MỘT SỐ NGÀY LỄ TRONG THÁNG CẦN GHI NHỚ
1. Thánh Alphongsô Maria Liguôri, Giám Mục, lễ nhớ (01/08).
Sinh tại Marianella, gần Naples năm 1696, qua đời tại Nocera (Campanie) ngày 1.8.1787.
Thánh ALPHONGSÔ qua đời ngày 1.8.1787 thọ 91 tuổi. Ngài chào đời vào ngày 27.9.1696 trong gia đình de'Liguori ở Neapel, nước Ý.
Mới 16 tuổi, ngài đổ bằng tiến sĩ luật của cả đạo lẫn đời, trở thành một luật sư nổi tiếng. Vì ngài thấy rằng, với nghề này, người ta khó tránh được áp lực của đồng tiền, buộc phải bảo vệ sự bất công, ngài quyết định trở thành Linh Mục. Ngày 21.12.1726 ngài thụ phong Linh Mục, lúc 30 tuổi.
Qua những kinh nghiệm trong đời sống mục vụ, ngài lập “Dòng Chúa Cứu Thế” vào năm 1732. Dòng này dấn thân phục vụ cho tầng lớp nhân dân thấp hèn, bị bỏ rơi về mặt tôn giáo, đạo đức. Ngài gặp nhiều chống đối, cả về mặt tôn giáo, khi thành lập dòng, dù vậy, vào năm 1749, luật dòng cũng đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XIV phê chuẩn.
Thánh Alphongsô luôn là một tu sĩ đạo đức và là một nhà khổ hạnh nghiệm nhặt, cả lúc ngài trở thành Giám Mục của địa phận Agata de' Goti vào năm 1762, lúc ngài đã 66 tuổi. Ngài dành tất cả phần lớn thời giờ cho toà giải tội hay trên toà giảng. Sau 15 năm cống hiến cho địa phận, ngài từ chức và lui về Nocera dei Pagani. Mười hai năm cuối đời, ngài chịu nhiều đau khổ về mặt thể xác cũng như tinh thần, nhưng sau đó, ngài cũng tìm được bình an và yên giấc trong tay Chúa.
Ngài viết trên 100 tác phẩm tôn giáo. Quyển “Thần học luân lý” xuất bản năm 1748 và những hướng dẫn cho các cha giải tội tạo được nhiều ảnh hưởng lớn trong Hội Thánh. Ngài được tuyên thánh năm 1839 và được nâng lên hàng tiến sĩ Hội Thánh vào năm 1871.
2.Thánh Gioan Maria Vianney, Linh Mục, lễ nhớ (04/08).
Sinh tại Dardilly gần Lyon vào năm 1786, qua đời tại họ Ars ngày 4.8.1859.
Jean-Marie VIANNEY, Cha sở họ Ars, sinh ngày 8.5.1786 tại Dardilly gần Lyon, nước Pháp. Tuổi trẻ của ngài rơi vào thời kỳ Cách Mạng Pháp. Ngài lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể lần đầu trong hàng quán của gia đình. Ngài làm việc trong trang trại của cha mẹ.
Mãi cho đến năm lên 18 tuổi, ngài mới học viết, học đọc, rồi được sự đồng ý của cha, ngài theo ơn gọi làm Linh Mục. Linh Mục Balley, cha sở làng Écully cận bên lo việc giáo dục cho ngài. Nhưng vào thời gian đó Napoléon cần người để đi đánh Tây Ban Nha vào năm 1809, Vianney nhận được giấy gọi nhập ngũ. Tình cờ ngài ngã bệnh và sau khi lành bệnh, ngài trốn trong dảy núi Forez vùng Loire. Ngài ở đấy 14 tháng, cho đến khi cha sở Balley đưa ngài vào chủng viện.
Vào chủng viện nhưng ngài không học được gì cả, sau hai năm ngài phải ngưng lại (1813). Cha sở Balley phải làm giáo sư kèm riêng cho ngài, sau đó dẫn ngài đi thi, lại rớt. Nhưng cuối cùng đức Giám Mục thấy thiện chí của ngài nên cho thụ phong chức Linh Mục vào ngày 13.8.1815, nhưng không cho giấy ngồi toà giải tội. Ngài về làm cha phó cho vị ân nhân của mình là cha Balley. Tiếc rằng 3 năm sau vị ân nhân này qua đời, chỉ để lại cho ngài những dụng cụ đền tội. Sau đó ngài được goị làm cha sở họ Ars, một làng bé nhỏ chỉ có 230 người, cách Lyon 35 km.
Ngài không thành công trong việc rao giảng, nhưng khi ngồi vào toà giải tội, Thần Khí Chúa đến trên ngài. Ngài đọc được những điều ẩn kín trong tâm hồn từng người; giúp người ta lấy lại niềm tin, cải hối những người tội lỗi, đem lại cho mọi người ý thức lương tâm trong sạch và bình an. Họ đạo Ars tự nhiên nổi tiếng. Từ năm 1830 mỗi năm có hằng trăm nghìn người đến đây hành hương. Để đáp ứng lòng nhiệt thành của họ, cha xứ phải thức dậy từ một giờ sáng và ngồi vào toà giải tội mỗi ngày từ 12 đến 18 tiếng đồng hồ.
Ngài sống đơn sơ nghiệm nhặt, nằm giường gỗ cứng, ăn khoai tây để nguội và bánh khô. Ba mươi mấy năm (1824-1858) ngài bị ma quỷ quấy phá. Vì rất tôn trọng chức Linh Mục, ngài cảm thấy không an tâm trong chức vụ cha sở của mình, và có lẽ ngài gia nhập dòng chiêm niệm Trappe “để khóc lóc cho tội lỗi mình”, nếu như giáo xứ không ngăn cản. Ngài qua đời ngày 4.8.1859 và được chôn cất tại họ Ars. Đức Thánh Cha Piô XI đã tuyên thánh cho ngài và nhận ngài làm thánh quan thầy cho những người lo mục vụ xứ đạo.
3.Chúa Hiển Dung, lễ kính (06/08).
Việc Chúa Giêsu biến hình trên núi cao được cả ba Phúc Âm Nhất lãm tường trình lại (Mt 17,1-9; Mc 9,2-10; Lc 9,28-36).
Người Hy Lạp đã mừng kính thánh lễ này dưới tên “Chúa biến hình” (Métamorphose du Christ) hay “lễ Núi Thabor” từ thế kỷ thứ 5. Vào thời Trung Cổ, thánh lễ này mới được phổ biến đây đó bên giáo hội Tây Phương. Mãi đến năm 1457 Đức Giáo Hoàng Calixtus III mới cho phổ biến thánh lễ này trên toàn Hội Thánh để kỷ niệm cuộc chiến thắng người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi Giáo ở Belgrade vào năm 1456.
4. Thánh Đa Minh, Linh Mục, lễ nhớ (08/08).
Sinh tại Calaruega khoảng năm 1172, qua đời tại Bologna, nước Ý ngày 6.8.1221.
Thánh Đa Minh (Domini Canus -Dominicus) sinh tại Calaruega miền Castilien, nước Tây Ban Nha khoảng năm 1172-1173. Sau khi học triết học và thần học, ngài trở thành Kinh Sĩ ở Osma. Thời trai trẻ, ngài đã yêu sự khó nghèo cũng như người nghèo, thích cầu nguyện và ham học. Hai lần phải dọc ngang Âu Châu đã giúp ngài mở rộng tầm mắt và quyết định cuộc đời tương lai của mình. Trước nhất, ngài nhìn thấy và bắt đầu hiểu sự nguy hiểm của nhiều lạc thuyết đang đe dọa Hội Thánh.
Cùng với người bạn tên là Didacus thành Acebedo, ngài bắt đầu đi rao giảng, giúp cải hối những người theo bè rối Albigeois. Khi Didacus qua đời, ngài lãnh đạo cơ quan truyền giáo do Didacus lập ở Toulouse miền nam nước Pháp. Ngài cùng với anh em giảng thuyết thực tập sám hối, đi chân không, tổ chức nhiều buổi đối thoại kéo dài ngày. Thế nhưng thất bại, nhóm Albigois cùng nhón Catare đã không chấp nhận lý luận, họ đòi canh tân Hội Thánh và ly khai, thế là Đức Innocence III đã quyết định dùng binh lực để truy lùng lạc giáo. Cuộc chiến tiêu diệt bè Albigeois kéo dài từ 1208 đến 1213 gây biết bao tang tóc cho cả miền nam nước Pháp.
Năm 1215 Đa Minh sang Rôma để xin công nhận dòng Giảng Thuyết do ngài thành lập, mục đích là với lời rao giảng và mẫu gương đời sống khó nghèo, tập thể theo tu luật thánh Âu-tinh, có thể cải hối những người theo bè rối. Đức Thánh Cha Honorius III đã châu phê luật dòng ngày 22.10.1216. Từ đó, Dòng trở thành một sức lực canh tân mạnh mẻ trong Hội Thánh. Thánh Đa Minh qua đời tại Bologna ngày 6.8.1221. Ngày 3.7.1231 ngài được Đức Thánh Cha Grêgôriô IX, bạn thân của thánh nhân, tuyên ngài lên hàng hiển thánh.
5.Thánh Laurensô, Phó Tế, tử đạo, lễ kính(10/08).
Chúng ta đã thấy, ngày 7.8 Đức Giáo Hoàng Sixtus II bị chặt đầu trong hang toại đạo đang khi dâng thánh lễ, và cùng với ngài người ta cũng chặt đầu thêm 4 thầy Phó Tế đang vây quanh ngài, trừ Laurensô. Thầy Phó Tế này là quản lý tài sản của giáo hội Rôma. Người ta cho thời hạn 4 ngày để đem nộp tất cả cho Nhà Nước.
Theo truyền thuyết, sau thời hạn 4 ngày, Laurensô đến toà án cùng với một đám đông dân nghèo của thành phố La Mã, ngài nói với quan toà: “Này, đây là tài sản của Hội Thánh; hãy nói với hoàng đế, ráng gìn giữ cho cẩn thận, vì chúng tôi không còn có mặt ở đây để gìn giữ nữa”. Người ta bắt trói ngài, quăng lên giường sắt, thiêu lửa riu riu, nhưng nhờ ơn Chúa ngài không cảm thấy gì cả. Sau một thời gian dài, ngài nói với lý hình: “Lưng của tôi chín rồi; phải lật qua bụng thôi! Nếu như hoàng đế muốn có một miếng thịt chín để ăn cho ngon!” Và ngài đã chết trong khi cầu nguyện.
Hạnh các thánh Tử Đạo tường trình cuộc tử đạo của Laurensô thật phấn khởi, đượm chút mỉa mai với nét vui tươi của thánh nhân. Chính nét vui tươi can đảm này làm cho giáo hội Rôma tin tưởng vào Đức Kitô và phấn khởi lạc quan, không còn sợ những thói dã man của hoàng đế, đồng thời cũng thấy trước ngày tàn của ngoại giáo; nên tất cả giáo dân ở Rôma rất kính trọng thánh Laurensô. Đại thánh đường được xây trên mộ ngài ở đường Via Tiburtina là một trong 7 đại giáo đường ở Rôma.
Từ thế kỷ thứ IV thánh lễ này được mừng long trọng ngang hàng với lễ thánh Phêrô và Phaolô. Cùng với hai thánh Tông Đồ này, thánh Laurensô được xem như thánh quan thầy của thành phố Rôma. Ngay thời Trung cổ, có tất cả 34 thánh đường mang tên ngài trong thành phố này; và cả Âu Châu gần như nơi nào cũng có xương thánh hay di tích giường sắt tử hình của thánh Laurensô. Ngày nay thánh Laurensô được xem như thánh quan thầy của người nghèo, vì ngài đã chăm sóc và tôn trọng họ như “kho tàng của Hội Thánh”. Ngài cũng là thánh quan thầy của các quãn thủ thư viện, của phòng cháy chữa cháy, của những nghề đụng tới lửa, chỉ vì ngài bị thiêu trên giường sắt nung đỏ.
6.Thánh Clara, trinh nữ, lễ nhớ (11/08).
Sinh tại Assisi (Ombrie) khoảng 1193, qua đời ngày 11.8.1253. Sáng lập dòng II.
Thánh Clara sinh 18.7.1194 tại Assisi, thuộc dòng dõi quý tộc giàu có. Cha là Phavarônê, một hiệp sĩ chân chính, thường xuyên vắng nhà để đi làm nhiệm vụ nơi xa. Mẹ là bà Ortulana, quán xuyến mọi việc trong nhà.
Mùa chay năm 1211, thánh Phanxicô được mời giảng thuyết tại nhà thờ chánh toà Assisi. Clara được nghe những lời giảng này. Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy cô đến gặp Phanxicô. Những lời khuyến khích nhiệt tình của Phanxicô đã khiến Clara không còn do dự gì nữa. Vâng lời thánh nhân, Clara ăn mặc thật đẹp dự lễ lá, đêm sau, cô thoát khỏi nhà chạy tới nguyện đường Portiuncula. Các Anh Em Hèn Mọn đang canh thức cầu nguyện, cầm đèn ra đón người trinh nữ. Nơi đây cô được xuống tóc, nhận lãnh tu phục đền tội trước bàn thờ Đức Mẹ. Sau đó, Phanxicô dẫn cô tới nhà thờ thánh Phaolô, để cô ở lại đấy. Tin này loan ra nhanh chóng. Gia đình cô chạy tới tu viện, hết lời khuyên can tới bạo lực, họ quay sang hứa hẹn ngọt ngào, cố gắng thuyết phục cô rời bỏ đời sống hèn hạ, dị kỳ để trở về với gia đình; nhưng Clara, tay nắm chặt vào bàn, tay lật khăn trùm đầu ra cho thấy mái tóc đã được cạo nhẳn, tỏ cho mọi người thấy cô đã thuộc về Chúa, không ai có quyền xâm phạm và cũng không ai có thể lay chuyển lòng cô được. Sau nhiều ngày liên tiếp tấn công, gia đình đành bỏ cuộc. Vài hôm sau cô được đưa tới nhà thờ “Thiên Thần Pansô”, sau đó, tới nhà thờ Thánh Damianô. Trong tu viện nhỏ bé này, Clara đã nghiệm nhặt hãm mình phạt xác vì yêu mến Chúa Kitô. Chẳng bao lâu, danh tiếng thánh thiện của chị lan tỏa khắp nơi. Nhiều thiếu nữ noi gương chị tận hiến cho Chúa; các người có đôi bạn khấn giữ tiết độ khiết tịnh; đàn ông, đàn bà bước vào dòng để học sống thánh thiện; nhiều mệnh phụ cố gắng sống đời tu trì, sống luật dòng ngay trong gia đình họ. Phong trào tu trì bành trướng mạnh mẽ khắp nơi, nhờ trinh nữ Clara.
Anh Xêlanô đã gọi Clara là môn đệ trung thành nhất của thánh Phanxicô, một người nghèo và khiêm hạ. Chị hứa vâng phục Phanxicô và luôn giữ lời hứa. Chị thích phục vụ chị em mình hơn là điều khiển và được phục vụ. Clara từ khước phần gia tài gia đình dành cho; chị nhờ bán và phân phát hết cho người nghèo. Chị thường dạy chị em phải giàu về sự nghèo khó, cộng đoàn mới làm đẹp lòng Chúa. “Đặc ân đức nghèo” là chuyện chưa từng xảy ra trong lịch sử Hội Thánh. Chị đã táo bạo xin nó với Đức Giáo Hoàng Innôxêntê III. “... Bởi thế, như chị đã khẩn cầu, Chúng Tôi lấy đặc ân Tông Truyền, phê chuẩn quyết tâm sống đức nghèo rất cao cả của chị em, bằng cách lấy quyền Toà Thánh hiện nay mà ban cho chị em được quyền không bị ai ép buộc phải nhận của cải..”. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô sau này khuyên chị em nhận một ít của cải vì thời thế bất ổn và vì nhiều tai họa xảy ra; Ngài sẵn sàng lấy quyền Toà Thánh miễn chuẩn lời khấn khó nghèo cho chị em, Clara đáp lại cách cương quyết: “Tâu Đức Thánh Cha, con không bao giờ muốn Đức Thánh Cha miễn chuẩn cho con niềm hạnh phúc được bước theo Chúa Kitô”.
Hãm mình, ăn chay là những việc Clara thường khích lệ các chị em để tiến tới trên đường đạo hạnh. Bà phạt xác rất nhiệm nhặt, ăn không no, mặc không ấm, chân không giày dép, giường không chăn nệm, ngoài việc đánh tội tan nát thân xác, bà còn luôn mặc áo nhặm kết bằng lông ngựa. Mỗi tuần 3 ngày tuyệt thực hoàn toàn.
Sau 42 năm trời tu trì nghiêm khắc, trong đó phải kể 28 năm đau yếu triền miên; vào tháng 4.1253, Clara ngã bệnh nặng, một căn bệnh nguy kịch làm cho thân xác vốn bạc nhược nay càng tệ hơn. Cơn bệnh kéo dài mãi cho đến ngày 8.8.1253 thì Mẹ Bề trên tu viện Damianô gần như kiệt sức. Chúa Nhật kế đó, một Anh Em Hèn Mọn vội vã mang đến bức thông điệp, Đức Giáo Hoàng Innôcêntê IV đã thỏa mãn nguyện vọng của Clara. Ngài xác nhận bản luật dòng kèm theo chỉ dụ có ấn giáo triều. Một nụ cười thiên thần rạng rỡ gương mặt của Clara, chị kính cẩn hôn lên chỉ dụ. Ngày 11.8.1253 chị an giấc trong Chúa.
Hai năm sau, ngày 12.8.1255 Đức Giáo Hoàng Alexandre IV long trọng ghi danh chị vào sổ bộ các Đấng hiển thánh.
7.Thánh Máximilianô Kolbê (1894-1941), Linh Mục, tử đạo, lễ nhớ (14/08).
MAXIMILIAN KOLBE sinh ngày 7.1.1894 tại Zdunska-Wola nước Ba Lan. Ngài gia nhập dòng Phanxicô nhánh tu viện (Franciscain Conventuel) và năm 1918 thụ phong Linh Mục, trọn đời gắn bó với Đức Maria Vô Nhiễm. Đã có những năm ngài làm bề trên tu viện lớn nhất thế giới, đó là tu viện Niepokalanow, gần Varsovie.
Năm 1922 ngài thành lập giới báo chí Công Giáo tại Ba Lan và năm 1930 tại Nhật Bản. Năm 1936 ngài trở về Ba Lan. Từ năm 1927 ngài đã xây dựng một nhà xuất bản; vào năm 1939 có tới 600 tu sĩ thuộc dòng ngài cộng tác trong nhà xuất bản này, cho ra mỗi ngày tờ “Báo Nhỏ” (độ 170.000 bản) và hằng tháng tờ “Hiệp sĩ của Đấng Vô Nhiễm” (độ 750.000 bản). Tại nhà xuất bản này cũng có một đài phát thanh.
Đương nhiên ảnh hưởng của ngài quá lớn, nên vào năm 1940 Phát Xít Đức đã bắt ngài vào trại giam Oranienburg và năm 1941 chuyển vào trại giam nổi tiếng Auschwitz. Tại đây có quy luật, nếu một người tù trốn trại, 10 người tù khác sẽ chết thay. Lúc ban đầu người ta còn xử bắn, nhưng sau này để bớt tốn đạn, người ta bỏ đói tù nhân. Một chiều tháng 8.1941 có người tù trốn trại và 10 người khác được chỉ định để chết thay, trong số đó có anh lính Gajowniczek. Anh khóc lóc vì có gia đình và đàn con. Trước tình cảnh ấy cha Maximilian Kolbe xin chết thế cho anh. Được chấp nhận, cha đã chết thế cho người lính trẻ. Đoàn tử tù phải bước vào phòng hơi ngạt số 14. Hôm sau, người ta mở cửa phòng để lôi xác ra ngoài, nhưng cha còn thoi thóp, người ta chích cho cha một mũi thuốc ân huệ. Cha đã tắt thở đúng chiều áp lễ Đức Mẹ lên trời.
Ngày 17.10.1971 Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nâng ngài lên hàng chân phước và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ghi tên ngài vào sổ bộ hiển thánh.
8. Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, lễ trọng (15/08).
Từ thuở ban đầu, các giáo đoàn tiên khởi đều tôn kính Đức Trinh Nữ Maria. Những trích đoạn trong Tân Ước minh chứng điều này; tiếp đến là những bản văn của các giáo phụ; rồi đến Công Đồng chung Êphêsô năm 431 tuyên bố “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa”. Đã có những thánh lễ nói về giây phút chấm dứt cuộc đời trần thế của Đức Maria. Ai cũng tin cuộc chấm dứt này phải tốt đẹp. Nhưng như thế nào thì không ai dám khẳng định.
Những thánh lễ nói về việc chấm dứt cuộc đời trần thế này, như Dormitio (an giấc); Transitus (chuyển hóa); Natalis (sinh ra trên trời); Assumptio (được nâng lên)...Hình như người ta tránh né cái chết thể lý của Đức Trinh Nữ. Vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ cho đến ngày nay.
Thánh lễ Dormitio (an giấc) của Đức Mẹ đã được long trọng cử hành khắp đó đây trên giáo Hội Đông Phương, nhất là sau Công Đồng chung Êphêsô 431. Hoàng đế Maurice (582-602) xác định thánh lễ vào ngày 15 tháng 8 hằng năm, và tuyên bố đó là ngày lễ của Nhà Nước được nghỉ lao động. Mãi đến thế kỷ thứ 7 thánh lễ này mới du nhập vào giáo hội Tây Phương. Công Đồng Mayence năm 813 xác định thánh lễ này trong đế quốc của Charlemagne.
Ngày 1.11.1950 Đức Piô XII long trọng tuyên bố tín điều Đức Maria HỒN XÁC VỀ TRỜI, và như thế, xác nhận niềm tin Kitô giáo vốn được gìn giữ trong Hội Thánh qua bao thế kỷ.
9.Thánh Bênarđô, viện phụ, tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ (20/08).
Sinh tại Fontaine-lez-Dijon (Côte-d'Or), qua đời tại Clairvaux (Aube) ngày 20.8.1153.
Thánh Bernarđô thuộc dòng quý tộc Burgunde, sinh năm 1090 tại Fontaine-lez-Dijon thuộc tỉnh Bourgogne nước Pháp. Sau khi mẹ qua đời được 4 năm, ngài cùng 5 anh em và 25 bạn hữu bước vào đan viện Xitô năm 1112 ở Côte d'Or. Ba năm sau, ngài đứng đầu một nhóm 12 người được sai đi thành lập tu viện Clairvaux; lúc ban đầu ngài gặp rất nhiều khó khăn, nhưng sau đó dòng phát triển rất nhanh. Cho đến lúc ngài qua đời, dòng đã có tất cả 68 chi nhánh (vì thế người ta thường gọi ngài là Bernard (Bernhard) thành Clairvaux). Cả Âu châu, con số dòng Xitô lên đến 400 và xem ngài như vị tổ phụ thứ hai của dòng.
Không chỉ hăng say về mặt dòng tu, ngài còn chú tâm thật nhiều đến vấn đề của Hội Thánh. Ngài tư vấn của nhiều Giáo Hoàng, quận công và sứ thần Toà Thánh. Trong thời gian đại Ly Khai ở Âu Châu, ngài đã thu phục được các nước Pháp, Anh, Đức, Ý về cho Đức Giáo Hoàng Innocentê III.
Đức Thánh Cha Eugen III, xuất thân từ đan viện Clairvaux, ra lệnh cho ngài đi cổ động Thánh Chiến Thập Tự Chinh lần II. Cuộc thánh chiến thất bại, vì các vua chúa, tướng lãnh Công Giáo tranh chấp quyền lợi và chiến thuật, chiến lược trên suốt đường đi và tan rã. Tất cả đều quay lại trách cứ ngài. Khó khăn, thất bại, đau đớn phần xác giúp ngài nhiều kinh nghiệm cho đời sống nội tâm.
Ngài qua đời ngày 20.8.1153 tại Clairvaux, được nâng lên hàng hiển thánh năm 1174. Đức Thánh Cha Piô VIII tôn phong ngài lên hàng tiến sĩ Hội Thánh.
10.Thánh Piô X, Giáo Hoàng, lễ nhớ(21/08).
Sinh tại Riese (Venetia) năm 1835. Ngài được chọn làm Giáo Hoàng cai quản Hội Thánh từ 1903 đến 1914. Qua đời tại Roma ngày 20.8.1914.
Giuseppe SARTO là con của một gia đình nghèo, được sinh ra vào ngày 2.6.1835 trong làng Riese gần Treviso. Học hết các lớp tiểu học tại làng, rồi phải cuốc bộ 14 cây số hằng ngày để theo Trung học. Bà mẹ mua cho đôi giày, nhưng để tiết kiệm, cậu Giuseppe mang giầy đi học, ra khỏi nhà được một quảng, cậu cởi ra, vác trên vai, đi chân không đến trường. Lớn lên, cậu muốn làm Linh Mục, cha muốn con ở nhà giúp gia đình, mẹ khuyến khích con dâng mình cho Chúa.
Năm lên 15 tuổi Giuseppe bước vào chủng viện ở Padua; ít lâu sau người cha qua đời, ngài quá lo lắng muốn trở về giúp gia đình, nhưng người mẹ cương quyết tin vào Thiên Chúa, và dạy con cứ tiếp tục con đường tu trì. Năm 1858 ngài thụ phong Linh Mục; năm 1875 làm cha sở nhà thờ chánh toà ở Treviso và năm 1884 lên chức Giám Mục cai quản địa phận Mantua. Chín năm sau, 1903, Đức Thánh Cha Lêô XIII nâng ngài lên làm Thượng Phụ Giáo Chủ ở Venise. Cũng chính năm đó, với chức Hồng Y ngài mua vé xe lửa khứ hồi đi Rôma, họp Conclave để bầu Giáo Hoàng mới. Thế nhưng Hồng Y Đoàn đã bầu ngài lên ngôi giáo chủ. Ngài phản đối, khóc lóc và van nài, nhưng cuối cùng phải chấp nhận.
Mười một năm trên ngai Giáo Hoàng, ngài vẫn như xưa: một vị mục tử. Ngài thấy trách nhiệm của mình trong việc “CANH TÂN TẤT CẢ TRONG ĐỨC KITÔ”. Ngài thúc đẩy canh tân tất cả với một nhiệt tâm đặc biệt: Phụng vụ, giáo luật, khoa Thánh Kinh. Ngài chiến đấu không khoan nhượng với các lạc thuyết trong thời đại ngài, núp dưới danh Modernismus.
Ngài là con người cầu nguyện và giúp đỡ mọi khó khăn. Ngài cho phép và khuyên bảo việc rước lễ hằng ngày và thường xuyên của tín hữu; đặc biệt ngài cho phép các em nhỏ, khi đủ trí khôn, được phép rước lễ. Cuối đời ngài lo lắng cho tình hình xáo trộn trong thế giới. Ngài qua đời ngày 20.8.1914 sau khi thế chiến thứ nhất bùng nổ trên thế giới. Năm 1945 ngài được nâng lên hàng hiển thánh.
11. Đức Maria Nữ Vương, lễ nhớ (22/08).
Thánh lễ này được Đức Thánh Cha Piô XII đưa vào phụng vụ để kết thúc năm Thánh Mẫu 1954, kỷ niệm 100 năm công bố tín điều ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lúc ban đầu, thánh lễ được cử hành vào ngày 31.5 để kết thúc tháng Hoa. Theo phụng vụ mới 1970, thánh lễ được dời vào ngày 22.8, bát nhật sau ngày đại lễ ĐỨC MARIA HỒN XÁC VỀ TRỜI; hiểu ngậm rằng Mẹ được đưa về trời để được tôn vinh làm Nữ Vương Thiên quốc.
Lễ trọng Đức Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác được tiếp nối bằng lễ ĐỨC MARIA TRINH NỮ VƯƠNG, lễ này được cử hành một tuần sau lễ trước và trong lễ này, người ta ngắm nhìn Đấng đang ngự bên cạnh Đức Vua muôn đời, Bà sáng láng như NỮ VƯƠNG và nắm giữ vai trò cầu bầu như người Mẹ (Phaolô VI, Marialis Cultus, số 6).
Sứ vụ từ mẫu của Đức Trinh Nữ thúc đẩy dân Thiên Chúa với tình con thảo tin tưởng hướng về Đấng có sự âu yếm của một người mẹ và là người Bảo trợ lân tuất, luôn sẵn sàng nhậm lời họ. Dân Thiên Chúa có thói quen kêu cầu Mẹ là Đấng an ủi kẻ âu lo, Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn, Đức Bà bầu chữa kẻ có tội, để được Mẹ cứu giúp trong lúc gian nan, an ủi trong cơn bệnh hoạn, giải thoát trong khi chìm đắm trong lỗi lầm. Vì không vướng mắc mọi vết nhơ, Mẹ giúp con cái chiến thắng tội lỗi với một quyết tâm dứt khoát. Phải xác quyết rằng việc giải thoát khỏi tội và cái xấu (x. Mt 6,13) là bước đầu cần thiết cho việc canh tân đời sống Kitô hữu (Phaolô VI, Marialis Cultus, số 6)
12.Thánh Bartôlômêô Tông Đồ, lễ kính(24/08).
Trong danh sách các Tông Đồ, Thánh Barthôlômêô thường được 3 Phúc Âm nhất lảm nhắc đến (Mt 10,3; Mc 3,18; Lc 6,14). Tên trọn vẹn của ngài có thể là Nathanael Bar-Tolmai; ngài được Phúc Âm Gioan gọi là Nathanael (Ga 1,45-51). Người ta đoán rằng Nathanael là một thầy thông luật hay đệ tử của một trường phái luật sĩ.
Theo truyền thuyết, Nathanael rao giảng ở Ấn Độ, Mésopotamie và nhất là ở Arménie, cuối cùng chịu tử đạo tại đây. Di hài của ngài sau đó được chuyển về đảo Lipara và về Benevent. Hoàng đế Otto III cho chuyển về Roma và đặt ở một cồn nhỏ trên sông Tibre
13. Thánh nữ Mônica, thân mẫu của thánh Augustinô, lễ nhớ (27/08).
Sinh tại Numidie khoảng năm 332, qua đời tại Ostia vào mùa thu năm 387.
Chúng ta chỉ biết thánh Mônica qua quyển Tự Thuật của người con là thánh Augustinô. Bà sinh khoảng năm 332 ở Tagaste miền bắc Châu Phi, là con trong gia đình có đạo. Lúc 18 tuổi, bà kết hôn với một người ngoại tên là Patricius, sinh được 3 đứa con; người con cả là Augustinô. Bà theo dõi sự phát triển của con với niềm vui lẫn âu lo. Bà khóc lóc vì những sai lạc về luân lý và tinh thần của con, luôn luôn lấy tình thương khuyên nhủ. Vị Giám Mục ở Milan là thánh Ambrôsiô đã an ủi bà: “Không lẽ một người con đã làm cho bà rơi biết bao nhiêu nước mắt, lại phải hư mãi sao?”.
Bà đã lo lắng cho chồng được trở lại đạo một năm trước khi ông qua đời, khoảng năm 371. Sau khi chồng mất, bà theo người con cả Augustinô từ Rôma sang Milanô nơi ông dạy học. Cũng nơi đây, bà được chứng kiến Augustinô chịu ảnh hưởng của Giám Mục Ambrôsiô, bỏ lạc giáo và chịu rửa tội vào đêm Vọng Phục Sinh năm 387. Sau đó cả hai quyết định trở về Tagaste.
Mùa thu năm 387 hai mẹ con bỏ Rôma, lên đường về Châu Phi. Trong cuộc hành trình, Mônica qua đời trên đường Ostia gần Rôma, thọ 56 tuổi và lúc Augustinô được 33. Augustinô đã chôn cất mẹ tại Ostia. Ngày nay xác bà được dời về thánh đường kính thánh Augustinô tại Rôma.
14. Thánh Augustinô, Giám Mục, tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ(27/08).
Sinh tại Tagaste (Souk-Ahras, Algérie) năm 354; qua đời tại Hippone ngày 28.8.430.
Qua quyển Tự Thuật, chúng ta biết rõ Augustinô từ những lầm lạc đến cuộc trở lại.
Ngài là con của Patricius người ngoại giáo và bà mẹ Mônica người Công Giáo. Sinh tại Tagaste khoảng năm 354, học ở Madaura và Carthago, sau đó trở thành giáo sư về Môn Hùng biện ở Tagaste và Carthago.
Năm 383 ngài sang sống ở Roma và năm 384 bắt đầu dạy học ở Milan. Nơi đây, ngài đọc Platon và làm quen với vị Giám Mục địa phương là Ambrôsiô. Vào đêm vọng Phục sinh năm 387, ngài lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Trước đó, ngài đã lìa bỏ một người đàn bà cùng chung sống với nhau suốt 14 năm trời. Ngài cũng bỏ chức giáo sư và cả gia sản, trở về Tagaste, cùng sống với các bạn bè như một dòng tu.
Không bao lâu, Giám Mục ở Hippo khám phá ra ngài và phong ngài làm Linh Mục vào năm 391. Sau khi vị Giám Mục qua đời, ngài lên kế vị. Ngài chung sống với hàng giáo sĩ ở địa phận theo quy luật do ngài lập ra. Quy luật có những nét căn bản cho cuộc sống tập thể một cộng đoàn dòng tu. Augustinô qua đời vào năm 430, khi quân Vandale bao vây địa phận của ngài.
Augustinô là vị giáo phụ nổi tiếng nhất của Giáo Hội Tây Phương. Ngoài quyển Tự Thuật, ngài còn 22 quyển sách viết về “Thành Trì Thiên Chúa”, tiểu phẩm triết lý và thần học, giải thích Thánh Kinh, Bài giảng, thư từ. Ảnh hưởng của ngài hiện tại vẫn còn sâu đậm trong triết học, thần học và đạo đức của Âu Châu.
15. Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết, lễ nhớ (29/08).
Herodes Antipas, quận vương của Galilê, ra lệnh chém đầu vị Tẩy Giả. Câu chuyện được trình thuật trong cả ba Phúc Âm nhất lãm: Mc 6,17-29; Mt 14,3-12; Lc 3,19-20. Bà vợ loạn luân Herodias đã không tha thứ những lời trách móc, khuyến cáo của vị ngôn sứ.
Đối với dân Do Thái, việc chém đầu (dựa theo luật La Mã, không có trong Luật Do Thái) là một hình phạt đáng nguyền rủa, sau hình phạt đóng đinh. Theo truyền thuyết, các môn đệ của Gioan có lẽ đã chứng kiến cuộc hành hình này, đã mang xác thầy về Samarie-Sebaste và chôn cất tại đó. Họ đã báo tin này cho Đức Giêsu.Thánh lễ hôm nay đã có trong Giáo Hội Đông Phương từ thế kỷ thứ V.
------------------------------------------------------------------
Tổng giáo phận Sài Gòn
Giáo xứ Thị Nghè
THƯ NGỎ
Kính gởi: Cộng đoàn Dân Chúa Giáo xứ Thị Nghè.
Trong những ngày vừa qua, liên quan đến chủ quyền hợp pháp về tài sản của Giáo xứ Thị Nghè, đối với 2 cơ sở trường Phước An, hiện đang cho nhà nước mượn theo chủ trương của Đức Cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, với quy định: “Tài sản cho mượn nhưng vẫn thuộc chủ quyền của Giáo hội”. (Xin xem 2 văn bản của Đức Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình và của cha đại diện Ban liên lạc giáo dục tư thục công giáo trên bản tin trước Nhà thờ)
Nhưng chính quyền đã ngụy tạo bằng một văn bản giả mạo, được cho là với chữ ký của cha Dominico Võ Văn Tân, nhưng không có dấu mộc của giáo xứ Thị Nghè, cũng không có chữ ký của Hội đồng mục vụ giáo xứ. Với văn bản ngụy tạo, vô giá trị về mặt pháp lý này, chính quyền đang sử dụng để tuyên tuyền nhằm đánh lừa, làm cho dư luận hiểu sai sự thật, theo hướng có lợi cho hành động chiếm đoạt sai trái đất trường Phước An của Giáo xứ.
Để làm sáng tỏ sự thật, chúng ta đặt ra và xem xét các vấn đề:
1. Trước hết, nếu như cha sở Dominico Võ Văn Tân đã ký văn bản này, thì tại sao trong việc bàn giao kế thừa hồ sơ nhà đất của Giáo xứ, cha Dominico Tân không có bàn giao văn bản này cho cha sở Phêrô Nguyễn Công Danh, và cha Phêrô Danh cũng không bàn giao cho cha sở Phêrô Nguyễn Thanh Tùng. Qua nhân viên nhà nước cung cấp, giáo xứ có được Văn bản (photo) ngụy tạo này và nay xin gởi đến Quý ôbace.
2. Kế đến, theo Giấy ủy quyền của Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cho cha Dominico Võ Văn Tân, ký ngày 18/09/1975, Đức Tổng Phaolô đã xác định rõ: “Trường Phước An, địa chỉ 22B, Xô viết nghệ tĩnh (Hùng Vương) Thị Nghè…. Cơ sở này được xây cất do tin của Họ đạo Thị Nghè, vì thế, những tài sản này thuộc về tài sản của Giáo hội Công giáo, mà Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn có bổn phận phải quản trị. Nay cấp giấy ủy quyền này để cơ sở trên được bảo tồn theo đúng tinh thần của Giáo hội”. Như vậy, căn cứ vào đâu để chính quyền ngụy tạo bản văn cha Dominico Võ Văn Tân ký hiến tặng Trường Phước An cho Nhà nước. Dĩ nhiên, theo chủ trương chung của Đức cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, các trường tư thục công giáo trong giáo phận, bao gồm cả trường Phước An, được bàn giao cho nhà nước mượn, với Biên bản có chữ ký, đóng mộc của Cha Dominico Tân và chữ ký của Đại diện HĐGX. (Xem Giấy ủy quyền và xem Biên bản bàn giao trên bản tin trước Nhà thờ)
3. Như vậy, nếu cha sở Phêrô Nguyễn Công Danh biết văn bản hiến tặng này, và cả chính quyền cho rằng, văn bản này đã có từ thời cha sở Dominico Võ Văn Tân, thì tại sao, qua Tờ Đăng Ký Nhà-Đất vào những năm 1996 và 1999, Cha Phêrô Nguyễn Công Danh còn kê khai rất rõ ràng, với bản đồ về 2 cơ sở trường Phước An (Phù đổng). Tờ khai này còn được Đức cố Giám mục phụ tá Louis Phạm Văn Nẫm ký, đóng dấu, được cha sở Phêrô Nguyễn Công Danh ký tên, đóng dấu và nhất là được chủ tịch phường 19, quận Bình Thạnh ký tên, đóng dấu xác nhận??? (xin xem các Tờ Đăng Ký Nhà-Đất trên bản tin trước Nhà thờ).
4. Thế nhưng, ngay khi cha Phêrô Nguyễn Công Danh vừa nghỉ hưu vào tháng 08/2013, thì lập tức, vào tháng 09/2013, chính quyền với ông Nguyễn Hữu Tín (cựu phó chủ tịch tp HCM) và Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc sở Tài nguyên và môi trường tp HCM), cả hai đã bị kết án tù và bị Ủy ban kiểm tra trung ương đề nghị khai trừ ra khỏi đảng, vì liên quan đến nhiều vụ án sai trái về đất đai, cả hai đã ngang ngược ký quyết định chiếm đoạt 2 cơ sở trường Phước An của giáo xứ bằng việc cấp quyền sở hữu cho trường Phù đổng với văn bản: BR 453948 (cơ sở 1) BR453947 (cơ sở 2), nhưng không có bất kỳ sự trao đổi hay thông báo gì cho giáo xứ Thị Nghè. Thậm chí, hành động chiếm đoạt cách vội vàng, đến độ, cơ sở 1 (BR 453948) thuộc địa chỉ 22B Xô viết nghệ tĩnh, phường 19, quận Bình Thạnh, của Nhà thờ Thị Nghè, nhưng Giấy chủ quyền, với hành vi cướp nhanh, không có óc suy xét, đã ghi thành địa chỉ 119/15, Xô viết nghệ tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh (Xin xem bản văn sai trái này trên bản tin trước Nhà thờ, hai văn bản này cũng được phía cơ quan chính quyền thành phố cung cấp cho giáo xứ và cũng chỉ cho Hội đồng giáo xứ lưu ý về cái sai trong văn bản).
5. Trước hành động sai trái và với luận điệu tuyên truyền nhằm làm sai sự thật và đánh lừa nhân dân hiện nay. Văn phòng giáo xứ gởi Thư ngỏ này đến Quý ôbace và những giấy tờ chứng minh sự thật về chủ quyền hợp pháp của Giáo xứ, đối với hai cơ sở trường Phước An (Phù đổng), thuộc sở hữu hợp pháp của giáo xứ Thị Nghè, được niêm yết trên Bản tin trước Nhà thờ, để Quý ôbace hiểu rõ vấn đề, nhằm tránh những hình thức và lời lẽ xuyên tạc, bóp méo sự thật trong dư luận hiện nay.
Với tinh thần hiệp nhất, yêu thương, đồng trách nhiệm, xin mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện cho Giáo xứ, cho sự thật, sự công bằng và quyền hợp pháp, chính đáng của Giáo xứ được thực thi. Theo lời căn dặn của Đức tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng với đại diện HĐGX, xin anh chị em bình tĩnh, kiên trì, tiếp tục đòi công lý với phương châm: bất bạo động. Và xin Quý ôbace cũng cầu nguyện cho cả phía chính quyền, để họ biết chân nhận sự thật và chân lý. Xin cám ơn tất cả mọi người và xin Chúa chúc lành gìn giữ, che chở, bảo vệ Giáo xứ Thị Nghè chúng ta.
Văn phòng giáo xứ Thị Nghè
-----------------------------------------------------------
MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG THÁNG 07/2019
CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI
- ÔNG PHÊRÔ NGUYỄN VĂN NGHĨA
Sinh năm 1952 – Qua đời 07/07/2020
Giáo khu Đức Mẹ Lộc Đức. - BÀ MARIA ĐOÀN THANH LOAN
Sinh năm 1957 – Qua đời 09/07/2020
Giáo khu Đức Mẹ Lộc Đức. - ÔNG PHÊRÔ NGUYỄN VIỆT KHANH
Sinh năm 1968 – Qua đời 19/07/2020
Giáo khu Đức Mẹ Lộc Đức.
CHÚC MỪNG CÁC ĐÔI HÔN PHỐI
Anh: GIOAN BAOTIXITA LƯU PHẠM ĐĂNG KHOA
Chị: ANNA NGUYỄN THỊ THU THỦY
Ngày thành hôn: 04/07/2020.
Anh: ĐINH ĐỨC GIANG
Chị: MARIA ĐOÀN THỊ YẾN VY
Ngày thành hôn: 12/07/2020.
Anh: BÙI QUANG DŨNG
Chị: MARIA VÕ THỊ VUI
Ngày thành hôn: 18/07/2020.
Anh: PHAOLÔ NGUYỄN NGỌC TRÁC
Chị: MÔNICA HUỲNH LÊ KIỀU MI
Ngày thành hôn: 19/07/2020.
CHÚC MỪNG CÁC EM ĐÃ ĐƯỢC RỬA TỘI
1. MARIA PHAN NGUYỄN KHÁNH THY
SINH NGÀY: 02/04/2017
CHA: PHAN VĂN CHÍ LINH (MẤT)
MẸ: MARIA NGUYỄN PHÚC KHÁNH TIÊN
ĐỠ ĐẦU: ANNA TRẦN THỊ KIM NGỌC
2. MARIA PHAN NGUYỄN HOÀI ANH
SINH NGÀY: 15/05/2020
CHA: PHAN VĂN CHÍ LINH (MẤT)
MẸ: MARIA NGUYỄN PHÚC KHÁNH TIÊN
ĐỠ ĐẦU: ANNA TRẦN THỊ KIM NGỌC
3. TỂRÊSA HÀ MINH THƯ
SINH NGÀY: 07/05/2020 CHA: PHÊRÔ HÀ MINH NHÂN
MẸ: MARIA NGUYỄN THỊ THÙY NHUNG
ĐỠ ĐẦU: MARIA NGUYỄN THỊ TƯƠI
4. GIOAN BAOTIXITA NGUYỄN QUANG KHẢI
SINH NGÀY: 07/04/2020
CHA: GIOAN BAOTIXITA NGUYỄN ĐỨC THUẬN
MẸ: MARIA LÂM THANH HÀ
ĐỠ ĐẦU: ĐAMINH ĐỖ CHÍ HÙNG
5. GIOAN BAOTIXITA PHẠM HOÀNG THIÊN ÂN
SINH NGÀY: 26/05/2020
CHA: PHAOLO PHẠM THANH GIANG
MẸ: TÊRÊSA NGUYỄN THỊ KIM CHI
ĐỠ ĐẦU: GIOAN BAOTIXITA VÕ HẢI ĐĂNG
6. MARIA VÕ GIA MỸ
SINH NGÀY: 12/05/2020
CHA: GIUSE VÕ VĂN SÁNG
MẸ: MARIA LƯU THỊ THƯỜNG
ĐỠ ĐẦU: MARIA TRẦN THỊ XOAN
7. CATARINA NGUYỄN NGỌC AN THƯ
SINH NGÀY: 29/05/2020
CHA: TÔMA NGUYỄN ĐỨC THỊNH
MẸ: ANNA DƯƠNG NGỌC HUỲNH
ĐỠ ĐẦU: CATARINA TRẦN THỊ NGỌC HẠNH
8. TÊRÊSA NGUYỄN VŨ THIÊN DI
SINH NGÀY: 07/04/2020
CHA: PHANXICO XAVIE NGUYỄN QUỐC VŨ
MẸ: TÊRÊSA PHẠM THỊ THANH THÚY
ĐỠ ĐẦU: TÊRÊSA NGUYỄN BẢO NHI
9. PHÊRÔ NGUYỄN QUỐC BẢO
SINH NGÀY: 05/06/2020
CHA: NGUYỄN VĂN HƢNG
MẸ: MARIA VŨ THỊ NGÂN
ĐỠ ĐẦU: MARIA VŨ THỊ NGA
10. TÊRÊSA TRẦN ĐẶNG KHÁNH AN
SINH NGÀY: 23/12/2019
CHA: PHAOLO TRẦN ĐÌNH THÁI
MẸ: TÊRÊSA ĐẶNG THỊ MỸ LOAN
ĐỠ ĐẦU: MATTA NGUYỄN THỊ THÙY TÂM
11. MARIA VÕ THỊ
SINH NGÀY: 10/04/1954
CHA: PHÊRÔ VÕ BÀI
MẸ: LƯƠNG THỊ RUYẾN
ĐỠ ĐẦU: MARIA VÕ THỊ KHEN
12. MÔNICA HUỲNH LÊ KIỀU MI
SINH NGÀY: 30/03/1985
CHA: HUỲNH VĂN HUÝNH
MẸ: LÊ THỊ XUÂN MAI
ĐỠ ĐẦU: MATTA NGUYỄN THỊ THÙY TÂM
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SINH HOẠT THÁNG 07/2020.
BỔN MẠNG DÒNG BA CÁT MINH
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC