- 05/07/2020
- 1055 lượt xem
- Thông báo
SINH HOẠT MỤC VỤ GIÁO XỨ Giờ lễ Chúa Nhật: Sáng: 5g00’ – 6g30’ – 8g00’ Chiều: 15g00’ –...
SINH HOẠT MỤC VỤ GIÁO XỨ
Giờ lễ Chúa Nhật: Sáng: 5g00’ – 6g30’ – 8g00’ Chiều: 15g00’ – 16g30’ – 18g00’ – 19g30’
Giờ lễ ngày trong tuần: Sáng: 5g00’ - Chiều: 15g00’ Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa Chiều: 18g00’
(Riêng chiều thứ Ba, lúc 18h, thánh lễ đƣợc cử hành tại Nhà Chờ Phục Sinh).
Hằng ngày vào lúc 15g00’: Thánh lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Phòng thánh tích Giáo Hoàng Gioan Phaolo II.
Chầu Thánh Thể:
Thứ Sáu tuần thứ ba trong tháng, sau lễ chiều (giờ Chầu chung
của cộng đoàn giáo xứ).
Sáng Chúa Nhật tuần IV trong tháng, sau thánh lễ thiếu nhi (giờ
Chầu thiếu nhi).
Chầu cá nhân từ 5g30’ đến 21g00’ tại Nhà Chầu Thánh Thể.
Rửa tội trẻ em: Chúa Nhật đầu tháng lúc 9g15’.
Giải tội:
Sáng thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy : sau thánh lễ.
Chiều thứ Bảy hằng tuần : từ 14g30’.
Thiếu nhi: sau thánh lễ: - Chiều các ngày thứ năm trong tuần. - Thiếu nhi các ngày Chúa Nhật: tuần 2 và tuần 3 trong tháng.
LỊCH SINH HOẠT MỤC VỤ THÁNG 07/2020
1. Thứ hai (13/7), Kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima thánh lễ được cử hành vào lúc 12g00’. Kính mời quý ông bà anh chị em cùng tham dự.
2. Thứ năm (16/07), Lễ Đức Mẹ Núi Cát Minh, Bổn mạng dòng Ba Cát Minh. Thánh lễ mừng bổn mạng sẽ đƣợc cử hành vào lúc 18g00’. Kính mời quý ông bà anh chị em cùng tham dự.
MỘT SỐ NGÀY LỄ TRONG THÁNG CẦN GHI NHỚ
-
Thánh Tôma Tông Đồ, lễ kính (03/07).
Tôma, còn có biệt danh là “Điđymô”, theo tiếng Aram, có nghĩa là “sinh đôi”, là một trong NHÓM MƯỜI HAI.
Phúc Âm thánh Gioan trình bày ngài như một người hay tìm tòi, hay nghi ngờ (x Ga 11,16; 14,5; 20,24-29). Khi ngắt ngang huấn từ giả biệt của Chúa Giêsu, ông được Chúa trả lời: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Sau khi nhận những tin về cuộc Phục Sinh, ông không muốn tin, nhưng lại là người tuyên xưng rõ ràng nhất với Đấng Phục Sinh (Ga 20,28).
Theo truyền thuyết, sau này Tôma đi truyền giáo bên Ấn Độ và được tử đạo ở đấy. Vào thế kỷ thứ 3, di hài ngài được chuyển về Edessa. Thánh Éphrem, người Syrie, đã tôn vinh thánh Tôma, qua nhiều Bài thánh thi.
-
Thánh Bênêđitô, viện phụ, lễ nhớ (11/07).
Sinh tại Norcia (Ombrie) khoảng năm 480, qua đời tại núi Cassino (Latium) khoảng năm 547, Chúng ta chỉ biết được tin tức về Thánh Bênêđictô, tổ phụ các dòng tu ở Âu Châu, qua Đức Giáo Hoàng Grêgoriô Cả.
Sinh năm 480 tại Nursia, nay là Norcia (Umbrien), lớn lên thánh nhân đi học ở Rôma. Không bao lâu, ngài phải trốn khỏi thành vô luân này, sống 3 năm như ẩn tu trong một hang động gần Subiaco. Ngài thiết lập chung quanh 12 tu viện nhỏ. Năm 529 ngài dời về Monte Cassino, sau này trở thành trung tâm khổ tu và văn hóa tôn giáo. Nơi đây, ngài tổng hợp những truyền thống tốt đẹp nhất của dòng tu bên Đông cũng như bên Tây để viết luật dòng của ngài.
Việc tin tưởng vào Thánh Kinh và kinh nghiệm tinh thần phong phú đã đem lại cho ngài khôn ngoan và thánh thiện: tất cả chiếu tỏa trong luật dòng. Ngài qua đời ngày 21.03.547 tại Monte Cassino. Ngày lễ hôm nay gắn liền với việc chuyển di hài của ngài ở thế kỷ VIII.
Đức Thánh Cha Piô XII tuyên bố “Thánh Bênêđíctô là cha của Âu Châu” và Đức Thánh Cha Phaolô VI tuyên bố thánh nhân là “Thánh Quan thầy của Âu Châu”.
-
Thánh Bônaventura, Giám Mục, tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ (15/07).
Sinh tại Bagnoreggio vào năm 1221, qua đời tại Lyon (Pháp) ngày 15.7.1274.
Thánh Bônaventura cùng với Duns Scotus và Thomas thành Aquyno hợp thành ba nhà tiến sĩ nổi danh của thần học kinh viện.Ngài sinh năm 1221 tại Bagnoreggio gần Viterbo, nước Ý. Tên gọi của ngài là Gioan; khi còn bé, ngài bị bệnh nặng và nhờ thánh Phanxicô cứu cho, nên có tên là Bonaventura.
Ngài học triết lý và thần học tại Paris cùng với giáo sư Alexandre thành Hales. Khoảng năm 1243, ngài gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn. Ngài làm giáo sư tại Paris từ 1248 đến năm 1257. Từ năm 1257 được bầu làm Bề trên Cả của Dòng cho đến khi qua đời năm 1274. Trong thời gian đó, Dòng phát triển cách lạ lùng và có đến 20.000 tu sĩ. Trong 17 năm dưới sự dìu dắt của thánh Bônaventura, Dòng đã trải qua một thời gian vừa phẳng lặng, vừa sâu sắc, khiến thánh nhân đã được coi như vị sáng lập thứ hai của Dòng. Là người có trí biện phân chín chắn và vững vàng, ngài đã dung hòa được các khuynh hướng đối lập trong Dòng.
Thánh Bônaventura theo đường lối tu đức như thánh Bênađô. Theo ngài: “Con người mang trong mình hình ảnh của Thiên Chúa; càng biết rõ mình, người ta càng nhận thấy hình ảnh cao quý ấy. Tất cả sinh hoạt của đời sống trọn lành sẽ tùy thuộc quan niệm riêng biệt người ta có đối với linh hồn mình”. Thánh nhân là người đầu tiên trong lịch sử khoa tu đức, đã trình bày rõ rệt ba giai đoạn trọn lành: thanh đạo, minh đạo và hiệp đạo.
Ngoài ra thánh Bônaventura còn huấn luyện các tu sĩ biết chú trọng đến đức vâng lời và khiêm nhượng. Muốn đạt tới hai nhân đức ấy, ngài dạy các thầy phải suy niệm và chiêm ngưỡng đời sống Chúa Kitô, nhất là cuộc tử nạn của Người.
Một trong những công việc chính của thời làm Bề trên Cả là việc xuất bản tập “Hiến Chương Narbonne” mà sau này tất cả mọi bản Hiến Chương mới đều dựa trên đó. Ngài cũng đã viết bộ “Legenda major” là cuốn sách tiểu sử thánh Phanxicô rất phổ biến.
Thánh nhân để lại tất cả 45 tác phẩm thần học về đủ mọi phương diện. Các học thuyết của ngài chịu ảnh hưởng rất nhiều của thánh Augustinô. Theo quan niệm của ngài, thần học phải dẫn đến nhiệm hiệp tôn giáo, đến cảm nghiệm.
Vào năm 1265, ngài xin từ chối chức Tổng Giám Mục thành York nhưng ngày 28.5.1273 ngài phải nhận chức Hồng Y để đại diện cho Đức Thánh Cha Grêgôriô X đi dự Công Đồng chung Lyon. Tại Công Đồng, ngài là một thành viên tích cực tham gia vào các cuộc hội thảo đại kết với Anh Em Hy Lạp. Bản ký kết giữa hai giáo hội được ký ngày 6.7.1274, nhưng hiệu lực chỉ được một năm rồi tan vở. Tám ngày sau bản ký kết, thánh nhân qua đời ngày 15.7.1274 tại tu viện Anh Em Hèn Mọn ở Lyon, hưởng thọ 53 tuổi.
Đức Thánh Cha Sixtus IV nâng ngài lên bậc hiển thánh vào năm 1482; Đức Sixtus V nâng ngài lên hàng tiến sĩ Hội Thánh vào năm 1588 với tước hiệu là “Doctor seraphicus” (Tiến sĩ Chí Ái).
-
Thánh nữ Maria Mađalêna, lễ kính (22/07).
Maria thành Magdala (Mácđala hay Mađalêna) là người được gọi đầu tiên trong số các phụ nữ được Chúa Giêsu chữa bệnh, nay theo và phục vụ Người (Lc 8,2).
Trong Phúc Âm có nói nhiều về những người mang tên Maria, cũng được Chúa chú tâm đặc biệt, ít nhất là có 3 người, đó là các bà Maria thành Béthania (miền Giuđê), bà Maria thành Magđala (miền Galilê) và người đàn bà tội lỗi vô danh trong Phúc Âm Thánh Luca (Lc 7).
Phụng vụ Giáo Hội La Mã, kể từ thời Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, đều coi Maria này là người đàn bà tội lỗi, rửa chân cho Đức Giêsu (Lc 7,36-50) và là chị của Mátta và Lazarô (Lc 10,38-50; Ga 12,1-8). Thế nhưng khoa Thánh Kinh ngày nay không xác tín điểm này.
Điểm chắc chắn không ai tranh cải là Maria Magdala đã đứng dưới chân Thánh Giá của Đức Giêsu (Mc 15,40-41). Bà hiện diện nơi cuộc táng xác Chúa (Mc 15,47) và vào buổi sáng Phục Sinh, bà cùng với mấy phụ nữ đã đi ra mồ Chúa (Mc 16,1-8). Chính bà là người đầu tiên được Chúa Phục Sinh hiện ra và sai đi báo cho các Tông Đồ tin mừng Phục Sinh (Mc 16,9; Ga 20,14-18).
- Thánh Giacôbê, Tông Đồ, lễ kính (25/07).
Thánh Giacôbê (Tiền), con của ngư phủ Zêbêđê và bà Salomê, anh của Tông Đồ Gioan. Phúc Âm thường nhắc đến hai anh em này. Vì thấy hai anh em có tính nóng nảy, Đức Giêsu đã gọi họ là “Con của Thiên Lôi” (Mc 3,17).
Giacôbê là nhân chứng cuộc biến hình và những giây phút cầu nguyện của Chúa trong vườn Cây Dầu. Ngài là người đầu tiên trong Nhóm MƯỜI HAI đã lấy máu đào làm chứng cho Chúa Giêsu: Vua Hêrôđê Antipas đã ra lệnh chặt đầu ngài vào năm 44 (Cv 12,2; so Mt 20, 22-23).
Theo truyền thuyết của Tây Ban Nha, xác ngài được chôn cất tại Santiago de Compostela.
-
Thánh nữ Mártha, lễ nhớ (29/07).
Theo Phúc Âm Thánh Gioan, Martha là chị của Lazarô và Maria ở Bêtania. Đức Giêsu thường đến trú ngụ trong gia đình này (x Ga 11,5). Có lẽ Martha là người lớn tuổi nhất trong nhà, ít nhất là chúng ta thấy chị rất linh hoạt và lo lắng tất cả (Ga 12,2).
Chúa Giêsu nói với Martha: “Chỉ có một sự cần thôi”. (Lc 10,42) và Người cũng nói với chị: “Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25), dựa vào lời đó, Martha đã tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu là Đấng Mêsia và là Con Thiên Chúa.
-
Thánh Ignatiô Loyola, Linh Mục, Đấng sáng lập dòng Tên, lễ nhớ (31/07).
Sinh tại Loyola (Azpeitia, Tây Ban Nha) khoảng năm 1491, qua đời tại Rôma ngày 31.7.1556.
Cha Thánh Ignatiô sinh năm 1491 trong một gia đình thế giá ở lâu đài Loyola xứ Basque, miền bắc Tây Ban Nha.
Cho đến năm 30 tuổi, ngài là một hiệp sĩ ít học, ngang tàng và phóng túng, nhưng luôn luôn trung thành và quảng đại với vương triều. Năm 1521, bị thương tại Pamplona, ngài phải nằm dưỡng bệnh hơn nửa năm trời ở gia đình, và trong thời gian này, nhờ đọc sách và suy nghĩ, ngài quyết tâm noi gương các thánh đi phục vụ Đức Kitô là vị Vua muôn đời.
Khi đã bình phục năm 1522, ngài đến làng Manresa ở đông bắc Tây Ban Nha, sống cô tịch để cầu nguyện gần một năm trong một hang đá. Trải qua nhiều kinh nghiệm thiêng liêng sâu đậm, ngài truyền lại cho hậu thế trong tập LINH THAO. Sau đó, ngài đi hành hương Giêrusalem để luyện tập đức tin, đức cậy và đức mến. Trở về Tây Ban Nha, ngài thực hành Linh Thao giúp các linh hồn, nhưng nhiều lần bị bắt và bị cấm. Ngài quyết định đi Paris học để có thể hoạt động tông đồ hữu hiệu hơn.
Tại đại học Paris, ngài gặp Phêrô Favre, Phanxicô Xavier và 4 người bạn khác. Sau nhiều lần trao đổi và cầu nguyện, ngày 15 tháng 8 năm 1534, tại nhà thờ Montmartre, ngài cùng với các bạn tuyên hứa sống độc thân, nghèo khó và làm việc tông đồ. Sau đó ngài về quê chữa bệnh, rồi đến Venezia miền bắc Ý để gặp lại các bạn.
Năm 1537, ngài chịu chức Linh Mục. Ngài cùng với các bạn họp nhau tại Vicenza đồng ý đặt tên nhóm là ĐOÀN GIÊSU. Trên đường vào Rôma, tại La Storta, ngài cảm nghiệm “được đặt với Chúa Con”. Năm 1539, ngài đệ trình dự án biến Đoàn Giêsu thành một tu hội Tông Đồ, và năm 1540, dự án được Đức Thánh Cha Phaolô III phê chuẩn.
Năm 1541, ngài được các bạn nhất trí bầu làm Tổng Quản tiên khởi của Dòng Tên. Trong cương vị này, ngài huấn luyện các anh em mới, và hướng dẫn các anh em hoạt động tông đồ trên khắp mặt đất. Đây giai đoạn ngài chìm sâu vào mầu nhiệm BA NGÔI và được kể vào số những nhà thần bí nổi tiếng nhất Hội Thánh.
Ngài qua đời ngày 31.7.1556 như một hiệp sĩ trung thành và quảng đại, và được Đức Thánh Cha Grêgôriô XV tuyên thánh năm 1622
MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG THÁNG 06/2019
CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI
1. ÔNG BENEDICTO PHAN VĂN BÊ
Sinh năm 1933 – Qua đời 03/06/2020
Giáo khu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
2. ANH ANTON THÁI CÔNG THẮNG
Sinh năm 1977 – Qua đời 06/06/2020
Giáo khu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
3. ÔNG PHERO DANH HÙNG
Sinh năm 1963 – Qua đời 19/06/2020
Giáo khu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
CHÚC MỪNG CÁC EM ĐÃ ĐƯỢC RỬA TỘI
1. TERESA VŨ NGUYỄN ANNA
SINH NGÀY: 02/04/2020
CHA: GIUSE VŨ ĐÌNH LĂNG
MẸ: TERESA NGUYỄN THỊ BÌNH
ĐỠ ĐẦU: CATARINA LÊ NGUYỄN HOÀNG NHƯ
2. PHERO ĐỖ THIÊN PHÚ
SINH NGÀY: 05/05/2020
CHA: GIUSE ĐỖ HOÀNG NAM
MẸ: MARIA NGUYỄN THỊ BÍCH KIỂU
ĐỠ ĐẦU: PHERO TRẦN QUANG TUYỂN
3. GIUSE NGUYỄN MINH THANH
SINH NGÀY: 18/03/2020
CHA: PHÊRÔ NGUYỄN THANH TRUNG
MẸ: MARIA TRẦN THỊ MỘNG ĐIỆP
ĐỠ ĐẦU: GIUSE NGUYỄN HOÀNG MINH
4. PHANXICO XAVIE LÊ CÔNG VINH
SINH NGÀY: 19/03/2020
CHA: MICAE LÊ CÔNG DANH
MẸ: ANNA LÊ THỊ ÁNH LOAN
5. ĐAMINH SAVIO NGUYỄN MINH PHÚC
SINH NGÀY: 03/02/2020
CHA: PHERO ĐINH ANH KHÔI
MẸ: MARIA NGUYỄN HOÀNG MAI LY
ĐỠ ĐẦU: GIUSE NGUYỄN MINH HUY
6. MARIA ĐINH CÁT MẪN NHI
SINH NGÀY: 05/03/2020
CHA: ĐINH ĐỨC GIANG 17
MẸ: MARIA ĐOÀN THỊ YẾN VY
ĐỠ ĐẦU: JOSEDHINE ĐOÀN THỤY PHƯƠNG UYÊN
7. PHAOLO TRẦN ĐĂNG KHÔI
SINH NGÀY: 17/04/2020
MẸ: MARIA TRẦN THỤY KIỀU KHANH
ĐỠ ĐẦU: PHAOLO TRẦN TUẤN KHẢI
8. MARIA VÕ NGỌC QUỲNH CHI
SINH NGÀY: 09/02/2020
CHA: VÕ THÀNH HIẾU
MẸ: TERESA PHAN LÊ NGỌC DIỄM
ĐỠ ĐẦU: MARIA PHAN THỊ TUYẾT NGA
9. GIUSE BÙI THANH CƯỜNG
SINH NGÀY: 30/01/2020
CHA: GIOAN BÙI THANH TÙNG
MẸ: MARIA HOÀNG THỊ THU HÀ
ĐỠ ĐẦU: GIUSE HOÀNG ĐỨC NHÃ
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SINH HOẠT THÁNG 06/2020.
HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO HẠT GIA ĐỊNH HÀNH HƯƠNG
KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
THÁNH LỄ TẠ ƠN CỦA CỘNG ĐOÀN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
GIA ĐÌNH PHẠT TẠ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU MỪNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA
THÁNH LỄ KỶ NIỆM ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI FATIMA
THÁNH LỄ TẠ ƠN CỦA CHA TUẤN TẠI GIÁO XƯ THỊ NGHÈ