Slide background
Giáo xứ Thị Nghè
HIỆP NHẤT - YÊU THƯƠNG - ĐỒNG TRÁCH NHIỆM
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
Slide background
LỊCH SINH HOẠT MỤC VỤ THÁNG 06/2020  1.Thứ hai (01/06), KHAI MẠC THÁNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU. Thánh lễ...

LỊCH SINH HOẠT MỤC VỤ THÁNG 06/2020 

1.Thứ hai (01/06), KHAI MẠC THÁNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU. Thánh lễ khai mạc lúc 18h00 và rước Thánh Tượng Chúa Giêsu đến các Giáo khu và các gia đình.

2.Thứ bảy (13/06), Kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ lúc 12h00. Kính mời cộng đoàn cùng tham dự.

3. Chúa nhật (14/06), Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, bổn mạng Nhóm Thừa tác viên Thánh Thể, ngày Giáo xứ Thị Nghè chầu Mình Thánh Chúa thay cho giáo phận.

4. Thứ sáu (19/06), Lễ Thánh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Bổn mạng Hội phạt tạ Thánh Tâm.

________________________________________________

MỘT SỐ NGÀY LỄ TRONG THÁNG CẦN GHI NHỚ

1.Thánh Carôlô Lwanga và các bạn tử đạo, lễ nhớ (03/06).

Đây là những vị thánh tử đạo tiên khởi của Châu Phi da đen. Vào năm 1880, khi các cha thừa sai Pères Blancs đến truyền giáo ở Uganđa, nhà vua cũng vui mừng đón tiếp, không có gì là kỳ thị.

Nhưng khi người kế vị là vua Mwanga lên ngôi, các ngài liền gặp khó khăn: nhà vua thấy đây là một nguy hiểm cho việc buôn nô lệ của mình. Khi nhà vua có những trái khoái vô luân, ông điên cuồng vì các thần dân có đạo Công Giáo, đứng đầu là Carôlô Lwanga đứng lên chống đối. Nhà vua cho bắt Lwanga cùng 18 người công giáo khác lên giàn hỏa thiêu vào năm 1886; đau khổ là ông chỉ để lửa riu riu, cho nạn nhân chết dần. Tất cả diển ra trên ngọn đồi gần Rubaga.

Từ năm 1934 Lwanga được nhận làm thánh quan thầy của giới trẻ ở Châu Phi. Vào năm 1964 Lwanga với 12 người bạn cùng nhiều vị tử đạo khác được Đức Thánh Cha Phaolô VI nâng lên bận hiển thánh.

2.Thánh Bonifatiô, Giám Mục, tử đạo, lễ nhớ (05/06).

Sinh gần Wessex (nước Anh) khoảng năm 673. Qua đời gần Dochum (nước Đức) ngày 5.6.754.

Bonifatiô tên thật là Winfrid, sinh vào năm 673 trong vương quốc Wessex ở nước Anh; ngài được giáo dục trong đan viện Wessex và Nursling. Năm 30 tuổi thụ phong chức Linh Mục và năm 40 tuổi lần đầu tiên sang truyền giáo ở nước Đức. Ba lần ngài đi sang Rôma.

Năm 719 Đức Giáo Hoàng Grêgôriô II trao trách nhiệm truyền giáo cả nước Đức cho ngài và đặt tên ngài là Bonifatiô. Năm 722 ngài nhận chức Giám Mục. Năm 732 Đức Giáo Hoàng Grêgôriô III nâng ngài lên hàng Tổng Giám Mục.

Ngài tổ chức giáo hội và thành lập các địa phận Bayern, Hessen, Thũringen; ngài cố gắng canh tân giáo hội của người Franken bằng các buổi họp Công Nghị. Nơi nào đến truyền giáo, ngài cũng lập dòng tu như trung tâm cho công tác truyền giáo; các dòng tu này vừa là nơi cầu nguyện, vừa là căn cứ truyền bá văn hoá. Chúng ta nhớ đây là thời di dân vĩ đại. Người man di tràn vào đế quốc La Mã, vừa tiêu diệt đế quốc, vừa xóa bỏ tàn tích văn hoá cổ. Dân man di đều không theo Công Giáo trừ dân Franken, thế nên thánh Bonifatiô lãnh nhiệm vụ truyền giáo, Kitô hoá Châu Âu lần thứ hai, đặc biệt, công tác của ngài nằm ở nước Đức.

Cơ sở yêu quý nhất của ngài là đan viện Fulda, xây năm 744, là nơi ngài được chôn cất và cũng nơi đây từ năm 1869, hằng năm các đức Giám Mục toàn cõi nước Đức đều tụ về, quì chung quanh mộ của thánh nhân, trước khi bước vào Hội Đồng Giám Mục thường niên.

Ngày 5.6.754 Bonifatiô cùng với 52 người tùy tùng bị người Friesen giết chết tại Dochum. Thánh Bonifatiô được xem như vị Tông Đồ và thánh quan thầy của nước Đức. Ngài cũng được gọi là vị Tông Đồ đem lại nền văn minh cho Châu Âu.

3.Thánh Barnaba, Tông Đồ, Lễ nhớ (11/06)

Barnaba “là một người tốt lành, đầy Thánh Thần và lòng tin” (Cv 11,23) được sách Công Vụ nhận là Tông Đồ (14,4) cho dù ngài không thuộc nhóm MƯỜI HAI.

Ngài là một người Do Thái thuộc giáo tỉnh Cypern, gốc Lê-vi và tên gọi là Giuse. Chúng ta không biết lúc nào ngài gia nhập Kitô giáo. Như Công Vụ ghi, ngài có lòng đại độ: “Giuse, người đã được các Tông Đồ đặt tên là Barnaba nghĩa là con của sự an ủi -một thầy Lêvi, người gốc Kyprô, có một thửa ruộng, ông đã bán đi và đem bạc đặt dươí chân các Tông Đồ” (Cv 4,36-37).

Ngài là người hướng dẫn Saolô mới trở lại đến gặp các vị Tông Đồ ở Giêrusalem (Cv 9,26-27). Sau này, vào khoảng năm 42, đã tìm Saolô từ Tarsô sang Antiôkia làm người cộng sự truyền giáo. Trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất, cả hai đi Kyprô và mạn nam Tiểu Á. Cả hai đã đi Giêrusalem dự Công Nghị Tông Đồ để đấu tranh cho việc người ngoại, khi gia nhập Kitô giáo, không phải lệ thuộc Lề Luật. Sau đấy, có cuộc tranh cải giữa hai người, chỉ vì Phaolô không muốn đem theo Márcô, bà con của Barnaba, trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai. Barnaba đã đem Márcô đi với mình đến Kyprô (Cv 15,39).

Theo truyền thuyết sau này, Barnaba bị ném đá chết tại Salamít.

4.Thánh Antôn Pađôva, Linh Mục, tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ (13/06).

Thánh Antôn sinh năm 1195 tại Lisboa (thủ đô Bồ Đào Nha) trong gia đình quyền quý dòng họ Bugliôni và được rửa tội với tên là Ferđinăng. Ngài ước ao dâng mình cho Chúa, nên khi con trẻ, ngài đã gia nhập dòng thánh Âu-tinh, và được gọi về tu viện Coimbra. Ở đấy trong vòng 9 năm, ngài đã chuyên tâm học Kinh Thánh và các khoa học khác. Sau đó, ngài được chịu chức Linh Mục tại đó.

Vào dịp được thấy xác của năm vị tử đạo đầu tiên của dòng Phan Sinh, được đem từ Phi châu về Bồ đào Nha, ngài đã quyết định gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn và lấy tên là Antôn. Ngài muốn được đi rao giảng cho dân Sarasin ở Phi Châu để được phúc tử đạo, nhưng con tàu này đã bị một trận bảo lớn đẫy từ bờ biển Phi Châu dạt về đảo Sicilơ.

Từ đó ngài đi lên nước Ý, tới Assisi, ở đó chẳng bao lâu thì khai mạc Tổng Tu Nghị lễ Hiện Xuống (1221), và ngài được gặp thánh Phanxicô.

Sau một thời gian sống trong cô tịch tại Montê Paolô ở Rôma, sống đời phục vụ khiêm hạ, chuyên tâm cầu nguyện và thống hối, ngài được nổi tiếng nhờ trí khôn ngoan và tài ăn nói vượt bực. Ngài được giao trách nhiệm giảng thuyết và đã trở thành “giáo sư thần học” đầu tiên của dòng Anh Em Hèn Mọn.

Ngài đã rảo khắp miền tây nước Ý và miền nam nước Pháp để rao giảng Lời Chúa với lòng tông đồ nhiệt thành. Thiên Chúa đã chứng thực lời giảng thuyết của ngài bằng nhiều phép lạ.

Kiến thức, đạo lý và sự thánh thiện của ngài lôi cuốn từng đoàn người đến nghe ngài. Ngài đã can đảm đương đầu với các người lạc giáo và các nhà độc tài để bênh vực người yếu thế.

Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX gọi ngài là “Hòm Bia giao ước và cái búa giáng xuống kẻ lạc giáo”.

Ngài sống những năm cuối đời tại Pađôva và qua đời tại đó ngày 13.6.1231, hưởng thọ 36 tuổi. Không đầy một năm sau khi ngài qua đời, Đức Grêgôriô đã tuyên thánh cho ngài. Một đại thánh đường đã được cất lên để tôn kính ngài, ngày nay vẫn còn là đích điểm của biết bao cuộc hành hương trên khắp thế giới. Do tài hiểu biết và đạo lý của ngài tiềm tàng trong thiên khảo luận “Các Bài thuyết giáo”, thánh Antôn đã được Đức Piô XII tôn là tiến sĩ Hội Thánh.

5.Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, lễ trọng (24/06).

   Ngoại trừ Đức Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria, chỉ còn có thánh Gioan Tẩy giả là vị thánh được mừng vào ngày sinh nhật thật của mình, ngày sinh ra trong trần thế; các Đấng thánh khác đều mừng vào ngày sinh nhật trên trời, tức là ngày chết. Lễ này đã có từ thế kỷ thứ V và đặt vào ngày 24.6, có nghĩa là 6 tháng trước ngày sinh của Chúa Cứu Thế.

Theo trình thuật của Phúc Âm thánh Luca, Gioan Tẩy Giả đã được thánh hiến từ trong dạ mẹ, khi Trinh Nữ Mẹ Chúa Cứu Thế chào bà Êlisabét, mẹ của Gioan. Sự kiện đặc biệt ở ngày sinh ra hướng ý cho chúng ta thấy ý nghĩa của Gioan trong lịch sử cứu độ.

So với Tân Ước, Gioan vẫn còn thuộc về Cựu Ước; ngài được Thiên Chúa gọi để chuẩn bị dân chúng đón Đức Giêsu đến bằng các bài giảng nói về Nước Thiên Chúa và lời kêu gọi sám hối. Chính Đức Giêsu lãnh nhận phép rửa thống hối từ tay ông và những môn đệ đầu tiên của Đức Giêsu cũng xuất thân từ đám môn đệ của Gioan. Chính Gioan tự giới thiệu mình là tiếng kêu trong hoang mạc, người Tiền Hô cho Đấng vĩ đại đang đến. Còn Đức Giêsu gọi ông là kẻ lớn nhất do người nữ sinh ra trong thời Cựu Ước và là ngôn sứ Êlia đã trở lại (Mt 11, 8.11.14).

6.Thánh Phêrô và thánh Phaolô, Tông Đồ, lễ trọng (29/06).

Lễ hôm nay không phải là ngày tử đạo của hai vị thánh Tông Đồ, nhưng có lẽ là ngày di chuyển hài cốt của hai vị vào hang toại đạo trên đường Via Appia, gần nhà thờ San Sebastianô ngày hôm nay. Người ta gặp thánh lễ này lần đầu tiên trong lịch của thành phố Rôma vào năm 354.

Simon, anh (hay em?) của Anrê, xuất thân từ Betsaida miền Galilê, làm nghề đánh cá, có gia đình. Tất cả đều bình thường cho đến ngày Đức Giêsu thành Nadarét gọi để theo và phục vụ Người. Đức Giêsu đã ban cho ông tên mới là Kêphás, theo nghĩa Do Thánh là ĐÁ (từ đó dịch sang La Ngữ là Petrus: Phêrô). Tên mới này nói lên sứ vụ trong tương lai của ông (so Mt 16,13-20). Phêrô luôn đứng đầu trong danh sách MƯỜI HAI Tông Đồ.

Sau khi Chúa Giêsu về trời, Phêrô lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Ông đón nhận những người ngoại giáo đầu tiên gia nhập vào Hội Thánh (Cv 10,11). Lịch sử minh chứng ngài đã dừng chân tại Rôma và tử đạo dưới thời hoàng đế Nêrô (Khoảng năm 64-67).

Thánh Phaolô tử đạo vào năm 67. Xưa Hội Thánh lấy ngày 30.6, sau ngày kính trọng thể Phêrô-Phaolô, để kính nhớ đặc biệt thánh Phaolô, nhưng lịch mới 1970 không còn nữa, ngược lại Hội Thánh nâng lễ “Thánh Phaolô Trở Lại 25 tháng Giêng” lên bực cao hơn.

________________________________________________

THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ GIÁO XỨ

Văn phòng giáo xứ thông báo cho cộng đoàn giáo xứ biết những thông tin, về vụ việc chính quyền chiếm đoạt tài sản của Giáo xứ Thị Nghè. Xin Quý ông bà anh chị em đọc Đơn Thư đề ngày 26/05/2020 dưới đây, để hiểu rõ vụ việc 2 dãy trường học, thuộc quyền sở hữu của Giáo xứ Thị Nghè, đang bị chính quyền chiếm đoạt bằng quyết định cấp giấy quyền sở hữu nhà - đất trái pháp luật cho trường Phù đổng, do ông cựu phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ chí Minh Nguyễn Hữu Tín và ông cựu giám đốc Sở tài nguyên – môi trường ký (cả hai hiện đã bị truy tố về nhiều tội danh và đang bị tù):

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG 05

THÁNH LỄ KỶ NIỆM ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI FATIMA LẦN 01

 

THÁNH LỄ MỪNG BỔN MẠNG GIÁO KHU ĐỨC MẸ FATIMA

Ý KIẾN BẠN ĐỌC